Đề 62: Tình yêu nước của con người Việt Nam qua khổ thơ

24 0 0
                                    

ĐỀ BÀI: Em hãy viết bài văn nghị luận về một khổ thơ hoặc đoạn thơ khiến em suy nghĩ về tình yêu nước của con người Việt Nam và muốn cất lên những lời ngợi ca tình yêu ấy. Từ đó cho biết tác động của khổ thơ hoặc đoạn thơ đó đối với em.

_

"Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước."

(Nguyễn Khoa Điềm)

Những câu thơ giản dị, xúc động gợi cho ta nhớ về một thời đại lịch sử của dân tộc, khi triệu trái tim cùng nhịp đập, khi ai cũng sẵn sàng dâng hiến sức trẻ và thanh xuân cho đất nước cho quê hương mà chẳng cần đền đáp hay ghi danh. Một thời để thương, để nhớ, để hướng về với niềm cảm phục và biết ơn vô hạn. Thời đại ấy, những con người ấy đã được Phạm Tiến Duật khắc họa chân thực trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính". Đọc tác phẩm, đặc biệt là hai khổ thơ cuối bài, ta cảm nhận được sâu sắc tình yêu nước của con người Việt Nam và ta muốn được cất lên những lời ngợi ca tình yêu thiêng liêng ấy. Những vần thơ gợi lên trong ta cảm giác đứng trước một bến đò gió nổi, một khao khát sang sông, một thúc đẩy lên đường hướng tới những vùng trời cao đẹp hơn, hướng lòng ta đến với chân trời của tình yêu quê hương đất nước, của sự biết ơn đối với lớp lớp thế hệ cha anh đi trước.

Phạm Tiến Duật là một trong những nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Đề tài mà ông hướng tới là người lính, đặc biệt là những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ của ông rất cuốn hút người đọc bởi tính chân thật, sáng tạo, ngang tàng, sôi nổi mà không kém phần sâu sắc. Tiêu biểu trong dó là bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"- được viết năm 1969, in trong tập "Vầng trăng quầng lửa". Bài thơ đã khắc họa thành công hình ảnh những chiếc xe không kính và hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn với tư thế ung dung hiên ngang, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, luôn lạc quan yêu đời, có lý tưởng chiến đấu cao đẹp. Đặc biệt tình yêu nước, tình yêu quê hương cháy bỏng của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn nói riêng và những người dân Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ nói chung được cất lên trong hai khổ thơ cuối của bài.

Nếu như những khổ thơ đầu là hiện thực khốc liệt của chiến tranh, hoàn cảnh khắc nghiệt của khí hậu, thì khi đưa ngòi bút của mình đến với hai khổ cuối, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã làm nổi bật nên tình quê hương, Tổ quốc của những người lính lái xe. Tình yêu nước bắt nguồn từ tình cảm giản dị, từ tình đồng chí đồng đội của những người lính gắn bó với nhau như anh em một nhà:

"Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy"

Sau mỗi trận mưa bom bão đạn cùng với những chiếc xe bị tàn phá nặng nề hơn, những người lính lại gặp nhau trong phút dừng chân ngắn ngủi. Họ không chỉ chia sẻ những khó khăn trong nhiệm vụ mà còn cùng nhau chia sẻ những vất vả, gian lao trong đời sống sinh hoạt. Nhìn những hình ảnh đó ta thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn và tình cảm ẩn sâu trong trái tim của mỗi người lính lái xe. Bếp Hoàng Cầm, loại bếp dã chiến dùng trong lúc hành quân, được đưa vào thơ rất tự nhiên, gợi lên cái kỷ niệm ấm áp của tình đồng đội. Trong giây phút nghỉ ngơi ngắn ngủi ấy, hai chữ "gia đình" được định nghĩa thật giản đơn: "Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy". Không cầu kì hay quá lớn lao, chính sự giản dị, hồn nhiên trong tâm niệm về gia đình đã làm toát lên ý nghĩa thiêng liêng nhất của tình đồng chí. Bởi chung bát chung đũa là đồng cam cộng khổ, là chia ngọt sẻ bùi, là vào sinh ra tử cùng nhau trong suốt quãng đời người lính. Tiểu đội xe không kính từ đó mà đã trở thành một gia đình chan chứa tính thương yêu. Ta tự hỏi, điều gì đã giúp những tình cảm chân thành, mộc mạc như tình đồng chí vẫn luôn ấm nóng trong trái tim người lính dù họ luôn biết rằng gọi nhau hai tiếng đồng đội nghĩa là đã dấn thân vào chiến trường gian khổ và hiểm nguy? Có lẽ, vượt lên trên nỗi sợ hãi, ngại ngần, vượt lên trên mọi thách thức của hoàn cảnh chính là tinh thần yêu nước mãnh liệt. Tình yêu nước đã thôi thúc các anh lên đường chiến đấu, cùng tụ họp về đây, gọi nhau là đồng chí đồng đội, cùng hiên ngang tay lái, cùng tếu táo trong những bữa cơm giữa rừng. Càng thấm thía điều đó, ta càng trân trọng hơn những vần thơ của Phạm Tiến Duật, tinh nghịch đấy mà giúp ta hiểu thêm bao điều về tình yêu quê hương đất nước. Không chỉ vậy, vần thơ của Phạm Tiến Duật còn khắc họa tinh thần lạc quan, quyết tâm của người lính lái xe – một biểu hiện tuyệt vời của tình yêu nước giữa những tháng năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt:

Làm văn lớp 9Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ