Đề 26: Phân tích hai khổ đầu bài Ánh trăng

56 0 0
                                    

I/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận

những tác phẩm đọc xong gấp sách lại là ta quên ngay cho đến khi xem lại mới chợt nhớ là mình đã đọc rồi, nhưng cũng có những tác phẩm như dòng chảy qua tâm hồn ta để lại trong ta những ấn tượng trạm khắc trong tâm khảm. Và "Ánh trăng " của Nguyễn Duy cũng là một tác phẩm như thế. Trong bài thơ ấy, ấn tượng với người đọc nhất có lẽ là 2 khổ thơ đầu.

II/ Thân bài

1.Khái quát về tác phẩm

Bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy được sang tác năm 1978 – 3 năm sau ngày đất nước giành được độc lập. Khi đó nhà thơ đang sống và làm việc ở thành phố Hồ Chí Minh – nơi đô thị của cuộc sống tiện nghi hiện đại, nơi nhiều người lính trở về sau khi kết thúc những năm tháng chiến tranh gian khổ nhưng đầy ý nghĩa. Bài thơ là một lời nhắc nhở của tác giả với người đọc về đạo lí sống "Uống nước nhớ nguồn", về lẽ sống thủy chung tình nghĩa.

2.Cảm nhận đoạn thơ

2.1. Khổ 1

Mở đầu bài thơ là dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình về những năm tháng tuổi thơ, tuổi trẻ:

"Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ"

+ Trong khổ thơ này, tác giả có nhắc đến hai thời điểm của cuộc đời người lính. "Hồi nhỏ" là biểu thị thời gian trong quá khứ, cho những năm tháng tuổi thơ hồn nhiên trong sáng của cuộc đời mỗi con người. Khi ấy con người đã có những phút giây sống chan hòa với thiên nhiên.

+ Các hình ảnh lớn dần "đồng, sông, bể" mang nhiều ý nghĩa đặc biệt khác nha nhưng tất cả đều là thiên nhiên hồn hậu, bình dị. Cánh đồng lúa, hay cỏ hoa, lúc nào cũng ngập tràn nắng gió, ngập tràn những tâm tư dịu dàng, ngập tràn cái thanh bình, hạnh phúc. "Sông" dạt dào chảy, nước sông trong vắt "soi tóc những hàng tre", soi bóng cả cái tâm hồn ngây thơ, đong đầy biết bao ước mơ trẻ nhỏ. "Bể" hiền hậu nhưng cũng vô cùng dữ dội, mang theo bao con sóng vỗ bờ, mang theo bao hoài bão của tuổi hồng mộng mơ.

+ Và "đồng, sông, bể" đã gắn bó với nhân vật trữ tình, một cách thắm thiết, như người bạn thuở ấu thơ thân thương gần gũi. Điệp từ "với" được lặp lại ba lần càng tô đậm thêm sự kết nối con người với những tươi đẹp tuổi thơ, với vầng trăng dung dị của quá khứ.

2.2. Khổ 2.

-Thế rồi những đứa bé ấy cũng dần lớn lên, trưởng thành và tham gia vào quân ngũ. Ở nơi chiến trường, anh luôn có trăng làm bạn:

"hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỉ"

+ Nhà thơ không nhắc đến những khó khăn, gian khổ mà người lính phải trải qua nhưng hai chữ "ở rừng" đã cho người đọc hình dung được một cách đầy đủ và trọn vẹn những tối tăm, gian khổ trong những ngày tham gia quân ngũ. Nhưng dù có khó khăn, tăm tối thì người lính vẫn vượt qua được vì họ luôn có tinh thần lạc quan và hơn cả là luôn có ánh trăng làm người bạn đồng hành.

Làm văn lớp 9Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ