💌Chuyên Sâu! -Sang thu

84 0 0
                                    

CHUYÊN SÂU BÀI THƠ "SANG THU"

Dấu hiệu nhận biết mùa thu tới của tác giả."Bỗng nhận ra hương ổiPhả vào trong gió se"​

Mùa thu tới với Hữu Thỉnh thật đơn sơ, mộc mạc mang mùi hương của đồng nội. Không phải là lá vàng rơi như: "Đây mùa thu tới - mùa thu tới. Với áo mơ phai dệt lá vàng." - Đây mùa thu tới - Xuân Diệu hay "Con nai vàng ngơ ngác. Đạp trên lá vàng khô?" - Tiếng thu - Lưu Trọng Lư . Thu đến với thi nhân bằng hương ổi chín-một mùi hương đơn sơ mang đặc trưng của Bắc Bộ (tác giả sáng tác khi ở vùng ngoại ô Hà Nội-trong một cuộc thi sáng tác thơ ca tại trại hè quân đội. Không cần ghi vào phần phân tích). Thu đến với Hữu Thỉnh thật tự nhiên mà chân thật. Ta cũng từng bắt gặp cảnh thu của ông qua những dòng thơ của "Chiều sông Thương" :

"Đi suốt cả ngày thuVẫn chưa về tới ngõDùng dằng hoa quan họNở tím bên sông Thương."​(Chiều sông Thương-Hữu Thỉnh)

Những chuyển biến tinh tế của đất trời lúc thu sang

"Có đám mây mùa hạVắt nửa mình sang thu"​

Phải chăng thế giới cảm xúc của Hữu Thỉnh vẫn luôn như thế. Để rồi cứ mãi khiến người đọc vấn vương nơi những vần thơ nhẹ nhàng, những hình ảnh thơ gần gũi mà tình tế như cái "vắt nửa mình" sang thu của đám mây hay những chiều thứ nhẹ nhàng, êm dịu:

"Nắng thu đang trải đầyĐã trăng non múi bưởiBên cầu con nghé đợiCả chiều thu sang sông."(Chiều sông Thương)​

Hoặc có thể so sánh với đám mây cũng trong tác phẩm "Chiều sông Thương" :

"Đám mây trên Việt YênRủ bóng về Bố Hạ"​

Nếu khổ thơ thứ nhất là sự bất ngờ, ngỡ ngàng của nhà thơ trước những tín hiệu báo thu về. Thì khổ thứ hai là sự chủ động quan sát, cảm nhận cảnh chuyển mùa. Không gian thu ở khổ hải được mở rộng hơn có chiều dài (sông), chiều cao (cánh chim) xen lẫn chiều rộng (mây). Cái bỡ ngỡ ban đầu vụt biến nhường chỗ cho những rung cảm mãnh liệt trước không gian thu vời vợi, rộng hơn, nhiều tầng hơn với những nét hữu hình cụ thể.


Làm văn lớp 9Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ