9

12 3 0
                                    

Ông Phúc là một người thức thời, không phải kiểu nhất nhất theo đuổi một loại quan điểm. Đôi khi ông vẫn cố thay đổi để thử nghiệm. Bởi có những giải pháp chưa ai làm, chính mình phải là người tiên phong mới biết nó xấu hay là tốt. Chuyện để con gái lấy lại thanh danh bằng cách trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng cũng thế. Trong thành Minh Sơn này chưa từng có ai, hay nói chính xác hơn, là chưa từng có một phụ huynh nào để con gái nhà họ đi theo một con đường viển vông ấy. Có thể coi đây là một ván cược, một ván cược dễ thua.

Trường Cao đẳng Mỹ Thuật nằm ở phía Bắc thành Minh Sơn. Xung quanh yên ắng, hoa cỏ rợp quanh, cổ thụ ngả bóng tạo nên một cảnh tượng nên thơ và mang đầy cảm hứng nghệ thuật.

Tết Nguyên Đán vừa qua, xuân bước đến giữa, đám sinh viên lục tục trở lại trường để làm bài tốt nghiệp hoặc bài thi hết kì. Kẻ mặc áo lụa, kẻ mặc đồ Tây đi qua đi lại với một khuôn mặt thiếu ngủ, thần thái phờ phạc như ma. Đằng sau lưng họ là hai cái ống tre. Một ống nhỏ đựng bút vẽ, một ống lớn hơn đựng giấy vẽ hoặc bản vẽ đang dang dở. Lác đác trên sân trường, còn có một vài người dựng giá để vẽ cảnh trực tiếp. Đó là những sinh viên năm cuối. Họ đã nắm bắt được quy luật xa – gần, phối cảnh và có thể vẽ trong môi trường chuyển động.

"Dạ, vậy trường có khoa Lý Luận đúng chứ thầy?" Ông Phúc lịch sử hỏi vị Hiệu trưởng người Hoàng Thống.

Vị Hiệu trưởng đeo một cái kính tròn có gắn dây xích bạc rất dài. Ông ta xoa hai bàn tay vào nhau đáp: "Ồ, có thưa ông." Hiệu trưởng chậm rãi đến bàn giấy, lấy một tập tài liệu ra rồi đưa cho ông Phúc. "Chúng tôi có các khoa liên quan đến nghệ thuật thị giác, lý luận nghệ thuật, thậm chí là phối cảnh nghệ thuật. Xin hỏi ông là cô đây có mong muốn gì với nghệ thuật?"

Ông Phúc lúng túng nhìn sang Cẩm Diệp.

Nàng rất tự nhiên mà đáp lại Hiệu trưởng: "Đôi khi nhìn tranh, người xem không thể hiểu được, cần phải có một người phiên dịch nó. Đó chính là tôi."

Hiệu trưởng gật đầu, có vẻ tâm đắc với mong muốn cụ thể của Cẩm Diệp: "Vậy thì cô vào khoa Lý Luận Nghệ Thuật là hợp lý nhất. Nhưng cần phải làm một bài thi."

"Bài thi?"

"Vâng. Chúng tôi tuyển các sinh viên là nhờ bài thi đó. Như vậy mới đảm bảo chất lượng về mặt con người."

"Bài thi đó sẽ có những yêu cầu gì?"

"Với lý luận, chúng tôi cần xét đa diện hơn so với các ngành điêu khắc, hội hoạ. Ngoài vốn hiểu biết về nghệ thuật thị giác của cô, chúng tôi cần biết quan điểm của cô đây nữa."

Ông Phúc lo lắng: "Phức tạp như vậy sao? Tôi tưởng chỉ cần... đóng tiền là xong."

Hiệu trưởng cười trấn an: "Ông đừng lo. Với các sinh viên chưa từng tiếp xúc với hội hoạ, chúng tôi có các buổi học phụ trợ cho việc thi đầu vào. Hai buổi học một tuần, học trong hai tháng."

Thật biết làm tiền! Ông Phúc nói thầm trong lòng nhưng ngoài mặt vẫn tỏ ra mình hoàn toàn tâm đắc với ý kiến của Hiệu trưởng. Ông quay sang vỗ vai Cẩm Diệp, rồi đứng nói: "Cha con tôi về đã. Có gì hai ngày sau tôi sẽ trả lời thầy."

[Hoàn thành] Sóng cuộn vùi chân ai [ngôn tình, cổ đại, HE]Where stories live. Discover now