Chương 18: Binh bất yếm trá

8.2K 221 24
                                    

Nhận lệnh từ chúa thượng binh lính ngay lập tức bắt tay vào thu xếp hành trang, lương thực cùng các vật dụng tuỳ thân, ba ngày sau thì lên đường. Quân sĩ của La Lân tiếp tục ở lại trấn giữ Cử Long cùng chủ tướng. Dù có hơi khó chấp nhận song Lê Long Đĩnh cao ngạo kia đã nhận phải kết cục cay đắng đầu tiên dưới tay giặc Man, rút về Hoa Lư.

Trong những thước phim tôi từng xem lúc còn ở hiện đại thì hành quân nơi quan sơn(1) hiểm ải thường nhẹ nhàng, bí mật để tránh đánh động kẻ thù, càng phải chú trọng đi nhanh chóng, đi nối tiếp nhau. Ấy vậy mà binh lính triều đình chẳng có vẻ gì là thế cả. Đã vậy lệnh từ trên đưa xuống tôi còn thấy cờ xí rợp trời, rộn ràng trống chiêng khác hẳn lúc đến. Nếu ai nhìn qua có khi còn tưởng đang khải hoàn trở về. Tôi đợi đến lúc binh lính nghỉ chân liền mang mối băn khoăn này đi hỏi Lịch Vũ:

"Bẩm Đô chỉ huy sứ, sao phải gióng trống mở cờ như vậy?"

Lịch Vũ mở túi bên hông lấy bình nước đưa cho tôi, phóng tầm mắt ra xa quan sát bốn bề, nói đoạn mới ôn tồn đáp:

"Quân đi phải trương thế ra, xếp đặt cờ trống, rộng khua trống chiêng, lấy nghìn làm vạn, lấy ít làm nhiều, lấy yếu làm mạnh, lấy thắng giả mà làm ra thắng. Cương tất thắng nhu, thực tất thắng hư, lớn tất nuốt nhỏ. Đó là lẽ tất nhiên vậy(2)."

Cái gì mà "lấy thắng giả mà làm ra thắng"? Hai ngày một trận nhẹ dăm ngày một trận nặng, chẳng phải kiểu đánh du kích của quân Man suốt những ngày qua đã khiến lính triều đình điêu đứng đấy ư? Tôi khịt mũi toan lỉnh ngay thì thấy hai người trông có vẻ như du binh(3) đi tới thi lễ với Lịch Vũ:

"Bẩm Đô chỉ huy sứ, phía trước phát hiện một đám cỏ mới khô héo."

Lịch Vũ chau mày. Đoạn đường này là nơi cuối cùng của địa phận rừng núi Cử Long, phía trước đã là sông Cùng Giang có thể đi thuyền. Nơi trọng yếu như vậy sắc cỏ đổi thay ắt có sự trá nguỵ.

"Kiểm tra thật kỹ vùng đất xung quanh. Lấy đá lăn qua cầu, đề phòng sụp lở."

Du binh cúi đầu nhận lệnh rồi răm rắp rời đi ngay.

Ráng chiều đỏ rực in hằn lên bầu trời Cùng Giang quạnh quẽ. Nơi hợp lưu nước như phân tách ra hai màu khác biệt. Ở nơi ấy bóng tối và ánh sáng giao nhau. Sông Cùng Giang ì ầm gào thét còn rừng già vẫn lặng yên tịch mịch, hoạ hoằn lắm mới có vài tiếng bồ nông lẻ loi gọi bạn. Giữa lúc vạt nắng cuối cùng tan hẳn trên sóng nước chòng chành, quân Man ập đến tấn công thêm một lần nữa.

Giặc đông như kiến, lúc nhúc tựa dòi bọ từ khắp các ngả ùa về: từ trên núi và cả cửa sông. Không còn đánh du kích nữa, trận chiến cuối cùng hai bên dàn trận ngay nơi Cùng Giang này!

Tôi cùng các quân y và toàn bộ những người không phải binh lính đều được lệnh ở yên trong nơi nghỉ chân. Long Đĩnh cùng Lịch Vũ đã mặc giáp sắt, võ bị đầy đủ dẫn binh nghênh chiến từ bao giờ. Tất thảy những người ở lại đều biết rất rõ tại sao họ có thể an toàn ở lại, không chỉ bởi họ yếu thế hơn cần được bảo vệ mà bởi để sẵn sàng hậu thuẫn những binh lính xông pha mặc sống chết ngoài kia.

***

"Đam! Mau lên!" - Tiếng Lý An Tường gọi lớn. Tôi buông hộp thuốc đang cầm trên tay ra tất tả chạy lại về phía đấy.

[Cảm hứng lịch sử] LÚC BIẾT XUYÊN KHÔNG THÌ ĐÃ MUỘN!Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ