The Tower

145 10 0
                                    


Choi Yeonjun cẩn thận cạo đi lớp bọt trên cằm. Anh rửa mặt sạch sẽ, nhìn chăm chăm vào gương, thở một hơi dài phiền hà. Mỗi khi anh nhướn mày, những nếp nhăn trên trán lại xuất hiện.

Choi Yeonjun không muốn già đi. Có Chúa mới biết anh ta luyến tiếc tuổi trẻ, đúng hơn là tuổi niên thiếu- đến nhường nào. Dù mới ở những năm đầu 20, Choi Yeonjun đã không khỏi ám ảnh về nỗi sợ hãi của tuổi già đầy bi đát.

Choi Yeonjun khao khát được cảm thấy giá trị của bản thân. Từ thuở nhỏ, đầu óc anh đã nhìn thấu một phần chiến lược để chiến thắng trong cái trò chơi này. Những tia lấp lánh tỏa ra từ ngoại hình, phong thái, kiến thức tô điểm cho sự tồn tại phù phiếm của anh. Anh luôn biết rằng, chỉ có kẻ thắng cuộc mới xứng đáng được yêu thương. Anh cũng luôn biết rằng, bản thân mơ quá lớn, nhưng trong cái giấc mơ đó lại rỗng tuyếch, giống như căn villa xa hoa nhưng chẳng có nội thất nào bên trong. Anh lại càng hiểu rõ hơn nữa, kẻ nào đã đẩy anh vào cái cuộc sống bên ngoài dát vàng, bên trong hủ bại này. Khổ nỗi, anh cũng không hận ông ta. Anh từng không tin vào những con bệnh được dán cái nhãn "bản ngã bị phân mảnh" từ nghiên cứu của Henneke B. Bosma* và đồng sự, vì lí trí mạnh mẽ của anh đã phủi bỏ mọi khả năng. Cho đến khi anh tự mình phát hiện ra, bản thân chính là một trong số những đứa trẻ đáng thương đó. Một tuổi thơ thiếu vắng cả hai hình mẫu đóng vai trò dẫn dắt, bồi đắp nên nhân dạng của một đứa trẻ, đã khiến Choi Yeonjun bơ vơ giữa tấn kinh dị này.

Thời sinh viên, Choi Yeonjun từng đọc rất nhiều sách, tìm đến tôn giáo, chính trị, triết học, mỗi thứ cướp một miếng như quả táo cắn dở, hòng gây dựng cho mình một lí tưởng để sống và chết cho nó, do anh chẳng tìm được ý nghĩa gì ở thực tại. Khốn khổ thay, sau vài năm đào bới, anh chẳng thấy có bất cứ điều gì hữu dụng. Anh đủ am hiểu để biết rằng, mọi cố gắng đi tìm cái tôi thực sự chỉ là một ý niệm ngờ nghệch, do những kẻ tay mơ chẳng hiểu gì về phân tâm học lẫn triết học- cố tình vẽ ra để bán được nhiều sách vở mà theo anh còn chẳng giá trị bằng một cuộn giấy vệ sinh.

Choi Yeonjun thậm chí còn dự đoán được therapist của anh sẽ chẩn đoán những gì dựa vào những thông tin anh cung cấp. Đại khái, hầu hết những người này có vẻ coi thường việc nghiên cứu và học từ những case bệnh nhân lâm sàng giống như anh, vì họ tin rằng học hàm học vị và quãng thời gian vùi mình ở trời Âu của họ đã đủ để giải quyết mọi vấn đề, do đó, hẳn là họ đã dừng quá trình đọc và tìm hiểu của mình lại- thứ mà vốn dĩ cần phải được trau dồi ngày qua ngày. Cứ như vậy, khi đối diện với bệnh nhân, họ lại lật một tập hồ sơ, "menu DSM5" chẳng hạn- ra và dò tìm. Và nếu gặp phải một ca bệnh không có trong "DSM5" thì họ hóa đá, hoặc tìm cách đồng hóa những trường hợp dị biệt như vậy với biểu hiện của bất kỳ case nào nằm trong mô tả của "DSM5". Anh không muốn phủ nhận những nỗ lực và tâm huyết của họ qua đống research paper, chỉ là anh luôn cảm thấy có gì đó lệch hướng, trên cái lộ trình họ tính toán một cách chi li- nhưng chẳng biết có trúng đích hay không.

Vô dụng đến cực điểm

Xung quanh hắn toàn những kẻ vô dụng, chỉ muốn moi tiền hắn, thử thách hắn hoặc làm bẽ mặt hắn.

Búp bê bên khung cửa sổKde žijí příběhy. Začni objevovat