Trivia: Vua Oedipus

45 7 2
                                    

Câu chuyện có sự xuất hiện của Nhân Sư này khá nổi tiếng. Nhân vật chính là chàng Oedipus - hoàng tử và vua của thành Thebes, vở kịch mở đầu cho ba vở kịch Theban - Oedipus The King của nhà soạn kịch Sophocles là nói về nhân vật này.

(Note: đừng hỏi vì sao ở fic này có nhân vật qua đường tên Lysandra de Theban).

Vua Laius thành Thebes nhận được lời tiên tri rằng con trai của ông và hoàng hậu Jocasta sẽ giết chết cha mình và cưới mẹ mình. Lo sợ trước lời tiên tri, khi Jocasta mang thai và sinh ra hoàng tử, Laius đã sai ngđem vứt bỏ cậu bé trên đỉnh núi hòng giết chết đứa con mới sinh.

Nhưng hoàng tử chẳng những không chết, mà lại được vua Polybus và hoàng hậu Merope (không phải mẹ Tom Riddle) của Corinth - vốn không có con nhận nuôi, đặt tên là Oedipus. Khi Oedipus lớn lên, một lần bị gọi là đứa con hoang, chàng đã đến tìm vua và hoàng hậu để biết sự thật. Mặc cho họ có phủ nhận mọi thứ, Oedipus vẫn quyết tâm phải tìm ra sự thật và lên đường đến Delphi.

Đến Delphi, Oedipus lại nhận được lời tiên tri rằng mình sẽ giết cha cưới mẹ. Nghĩ trong lòng rằng vua Polydus và hoàng hậu Merope là cha mẹ mình, để chống lại lời tiên tri, Oedipus đã rời bỏ Corinth để đến thành Thebes.

Trên đường đi, Oedipus tình cờ gặp vua Laius đang trên đường tìm kiếm người có thể giúp ông giải trừ được mối hoạ của vương quốc. Thành Thebes đang phải hứng chịu tai họa khi nữ thần Hera bởi vì Laius đã phạm sai lầm mà giáng xuống. Sphinx - một con quái vật với cái đầu phụ nữ và thân của một con sư tử, trên lưng là đôi cánh đại bàng, dưới đuôi là một con rắn được gửi đến Thebes ngày ngày canh gác trước cổng thành. Những người muốn ra vào đều phải giải được câu đố của Sphinx mới được nó cho qua, còn bằng không chỉ đành chấp nhận cái chết. Chẳng ai trả lời được câu đố, thế nên chẳng ai thoát khỏi số phận trở thành bữa ăn của Sphinx khi gặp phải con quái vật này ở cổng.

Trở lại cuộc gặp gỡ giữa Laius và Oedipus, tranh chấp đã xảy ra giữa đôi bên. Oedipus trong cơn giận dữ đã ra tay hạ sát Laius - cha ruột của chàng mà chàng không hề hay biết. Vô tình lời tiên tri mà cả Laius lẫn Oedipus đều muốn trốn tránh đã ứng nghiệm một nửa.

Những người tùy tùng may mắn sống sót, trở về báo tin với hoàng gia rằng vua Laius đã tử nạn. Creon - em trai của hoàng hậu Jocasta đã ban hành một sắc lệnh rằng nếu ai có thể cứu được Thebes thoát khỏi tai họa từ Sphinx sẽ được kết hôn cùng hoàng hậu. Vì vua Laius và hoàng hậu Jocasta không có con, cho nên người được kết hôn với hoàng hậu cũng sẽ trở thành người cai trị mới của Thebes.

Về hoàng hậu Jocasta - hoàng gia vốn là hậu duệ của vua Cadmus và nữ thần Harmonia, bà được sở hữu chiếc vòng thanh xuân đã truyền qua nhiều đời. Đấy là chiếc vòng do thần Hephaestus tạo ra, là món quà ngài dành tặng cho Harmonia vào ngày cưới. Bất cứ ai sở hữu chiếc vòng sẽ có được sắc đẹp và tuổi trẻ vĩnh hằng. Nhưng đi kèm với nó là tai họa sẽ giáng xuống người đeo, giữ chiếc vòng Harmonia.

Oedipus đến cổng thành Thebes, giáp mặt với Sphinx. Chàng đã thành công giải được câu đố khiến Sphinx uất ức mà đâm đầu vào vách đá tự sát. Oedipus trở thành người hùng và kết hôn với hoàng hậu Jocasta, ngồi lên ngai vàng trở thành vị vua mới của Thebes. Và lời tiên tri đã ứng nghiệm, Oedipus đã cưới phải mẹ mình mà chẳng hề hay biết. Thậm chí họ còn có với nhau bốn người con: hai con trai Polynices - Eteocles và hai con gái Antigone và Ismene.

Hoạ từ Sphinx đã chấm dứt từ lâu, nhưng các vị thần lần nữa lại giáng thêm cho Thebes một tai họa khiến cho dịch bệnh đổ xuống vương quốc. Trước tình hình đó, vua Oedipus đã phái Creon đến Delphi để xin chỉ dẫn, biết được muốn cứu Thebes thoát khỏi sự trừng phạt thì phải tìm kẻ đã giết chết vua Laius. Oedipus thề rằng chính tay chàng sẽ móc mắt kẻ sát nhân cho sự trừng phạt khi tìm ra hắn, chàng bắt đầu mở cuộc điều tra, và tìm ra nhân chứng chỉ điểm chàng chính là hung thủ. Dĩ nhiên Oedipus một mực phũ nhận, cho đến khi nghe được chuyện về cái chết của vua Laius từ hoàng hậu Jocasta.

Thông qua lời kể của hoàng hậu, Oedipus kinh hoàng khi nhận ra sự thật rằng bản thân chính là người đã giết chết vua Laius. Lời tiên tri năm nào đã ứng nghiệm, Oedipus thật sự đã giết cha mình và cưới mẹ mình. Sự thật được phơi bày, Oedipus trong sự giằng xé bao trùm, nỗi ân hận tốt cùng đã chính tay móc đôi mắt của mình để đền tội lỗi. Hoàng hậu Jocasta cũng vì tủi nhục trước sự thật kinh hoàng đã treo cổ tự tử.

Oedipus bị phế truất, sống lang thang ở Colonus với đôi mắt giờ đây chẳng thể nhìn thấy được ánh sáng. Nàng Antigone - con gái của Oedipus vì lòng hiếu thảo đã từ bỏ cuộc sống uy quyền để đi cùng cha mình, bất chấp cả việc Oedipus vì nỗi ô nhục khi con gái Antigone được sinh ra bởi tội lỗi của cha. Một thời gian sau Oedipus mất, Antigone chôn cất cha mình rồi trở về Thebes. Ở đây bi kịch vẫn còn đang tiếp diễn.

(Kể nốt phần của Antigone vì nàng cũng bi thương không kém và cũng là một trong những nhân vật mình khá thích)

Sau khi Oedipus rời vương vị, hai con trai là Polynices và Eteocles luân phiên nhau mỗi người làm vua trong vòng một năm rồi nhường lại cho người kia sau thời hạn giữ ngôi kết thúc. Polynices làm vua một năm,      nhường lại cho em trai Eteocles. Nhưng đến khi hết thời hạn đấy, Eteocles lại không muốn trao trả lại ngôi vua khiến Polynices bất mãn.

Chàng rời khỏi Thebes, tập hợp quân binh bảy nước đánh chiếm quê hương giành lại ngôi vị. Trận chiến thành Thebes Bảy Cổng diễn ra, cả Polynices lẫn Eteocles đều bỏ mạng, giờ đây Creon trở thành vua mới của thành Thebes. Để trừng phạt Polynices tội cõng rắn cắn gà nhà, Creon ra lệnh sẽ giết chết bất cứ ai dám chôn cất Polynices.

Antigone trở về biết tin, bất chấp mệnh lệnh của Creon đã chôn cất thi thể của Polynices. Biết chuyện, Creon gọi nàng đến chất vấn và Antigone cũng không hề sợ hãi mà thừa nhận việc bản thân đã làm khiến Creon tức giận ra lệnh nhốt Antigone vào hầm ngục để nàng chết đói trong đấy. Công chúa Ismene khi ấy muốn chết theo chị, nhưng bị Antigone gạt đi.

Thần Zeus lúc này báo mộng cho Creon phải dừng ngay việc trừng phạt Antigone hoặc hậu quả sẽ khó lường. Lo sợ trước lời cảnh cáo của thần Zeus, Creon ngay lập tức ra lệnh thả Antigone ra nhưng đã muộn. Antigone treo cổ tự tử và lời thần Zeus cũng ứng nghiệm khi Haemon - con trai của Creon vốn đã yêu Antigone cũng tự sát ngay sau khi nàng chết, kéo theo đó là mẹ chàng cũng vì đau buồn mà ra đi.

Cũng có một phiên bản, Haemon và Antigone đã bỏ trốn cùng nhau và sinh ra Maeon. Do vết tích truyền qua các đời hậu duệ của dòng dõi Cadmus, Creon nhận ra Maeon sau đấy tìm được Haemon và Antigone. Ở phiên bản này cả hai người họ cũng kết thúc bằng việc tự sát, nhưng mình lại không tin vào bản này lắm vì nếu như hậu duệ của Cadmus có vết tích riêng như Maeon thì lẽ ra Jocasta đã nhận ra Oedipus ngay từ đầu chứ không phải đợi đến khi sinh tận bốn con mới vỡ lẽ. Và Antigone trong phiên bản này hoàn toàn không phù hợp với tính cách của nàng.

Chuyện về chiếc vòng Harmonia còn dài, nó trôi dạt đủ chỗ, được trấn yểm ở đền thờ nữ thần Athena, bị trộm mất (hong hiểu sao vô cái đền bà này trộm đồ trong khi đền bả toàn trấm yểm mấy thứ cursed, ngu vãi) và rơi vào tay ông vua Ba Tư nào đấy, cuối cùng thì bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Nhưng một ngày nào đó nó sẽ xuất hiện ở Dark Shadows để hành dàn cast lên bờ xuống ruộng.

|TuPrim|PrimTu| Take My HandWhere stories live. Discover now