Chương thứ hai

3.4K 145 4
                                    

Andemund cười quả nhiên rất dễ coi, hại tôi một chút xíu chống cự cũng không có nổi.

Một tuần sau đó tôi ngồi nghiền ngẫm mảnh giấy ấy, nhai bánh mì dài ngồi trong thư viện xoay ngang xoay ngửa, nhưng nhìn cách nào vẫn chỉ thấy như tờ giấy lộn toàn trăng với sao, xem đến phát bực.

Tôi nhớ hồi bé, cả nhà sống trong một nhà trọ ở London. Tối mùa đông ba mẹ luôn ngồi cạnh lò sưởi âm tuờng, cặm cụi giải toán bằng bút chì và tập vở, giống như những gia đình khác quen ngồi cùng đọc báo bên lò suởi. Đột nhiên đến một ngày, họ mang tôi và những chiếc hòm to đại đựng đầy giấy tờ, thư tín về nông trại của bác ở Bedford. Mẹ hôn hôn trán tôi, nói rằng đợi tình hình bình yên nhất định sẽ đón tôi về. Ba chỉ xoa đầu tôi, rồi an ủi mẹ rằng tôi đã là một chàng trai nhỏ, tôi sẽ tự biết chăm sóc cho mình. Đó là lần cuối cùng tôi được thấy họ, ở nhà ga London năm ấy.

Ba tháng sau, bác tôi nhận đuợc thư từ London, nói rằng nhà trọ gia đình tôi ở gặp hoả hoạn, ba mẹ không may đã thiệt mạng.

Thật tình mà nói, bác đối với tôi không tồi, dù không dạy dỗ gì, nhưng chưa bao giờ bác để tôi đói. Ổng nghiêm khắc phản đối tôi học toán, nhưng hình như càng cấm tôi chỉ càng thấy ham hơn. Còn nhớ lúc nhỏ tôi thường trốn sau cái hòm lớn trong nhà kho, ngồi co ro dựa tường lén đọc những bản ghi chép của mẹ, rồi hí hoáy vẽ vời lên sàn nhà bằng mẩu bút chì. Đến một bữa bác vào kho lấy búa, thấy chữ số, phép tính công trừ chấm phẩy chi chit như giun trên sàn. Ổng đánh tôi một trận nên thân, đến hôm sau thì đưa tôi đi trường quận học.

Cuối cùng tôi đến được King's College Cambridge.

Ngày trước tôi cũng chẳng biết những ghi chép của mẹ gọi là tài liệu giải mã, chỉ thấy những chữ số — mẫu tự thật thú vị, rồi cứ thế miệt mài vùi đầu vào, chơi hoài không chán.

Phải, mật mã là một trò chơi. Một đám người nghĩ đủ mọi cách che giấu, để một đám người khác vắt óc cố giải bằng ra. Khi ta muốn nói một bí mật cho ai đó, ta sẽ nhào nặn nó bằng những cách chỉ hai người chúng ta biết, rồi chuyển cho người đó, người nhận được tin lại biến thông điệp trở về như ban đầu bằng cách đã hẹn. Thông điệp sau khi nhào nặn gọi là văn bản mã hóa, sau khi được giải mã nó trở thành văn bản trơn, còn cách người ta ấn định với nhau để giải mã là khóa giải mã.

Ví dụ, nếu tôi muốn nói với Andemund em yêu thầy, tôi sẽ không ghi thẳng I LOVE YOU, thay vào đó tôi viết kiểu mật mã thành hknudxnt, mỗi mẫu tự trong bảng chữ cái được lùi một vị trí, I thành H, L thành K... Andemund nhận được mảnh giấy trông như vô nghĩa ấy, rồi so bảng chữ cái, tiến mỗi chữ một bước, có thể hiểu nguyên văn ý đồ của tôi. Đó là cách Ceasar đại đế năm xưa dùng để truyền tin mật cho các tướng quân của ông ta, mật mã Ceasar kinh điển.

Chỉ cần biết khóa giải mã "lùi một bước", có thể dễ dàng hiểu thông điệp. Có điều thông thường chuyên viên giải mã không thể biết được khóa của địch, họ chỉ suy đoán phương pháp mã hóa của đối phương từ đoạn tin mật thu được, rồi mới mày mò giải mã. Đó cũng chính là việc tôi đang làm lúc này, ngồi nặn óc cố tìm tòi chút ý nghĩa chết tiệt từ một mảnh giấy chi chít trăng sao.

Diary in Grey Tower-  Nhật ký tháp bụiWaar verhalen tot leven komen. Ontdek het nu