4.

52 14 3
                                    

Sáng đầu tuần, anh Kỳ phải mau mau đi làm công việc kiếm những đồng tiền chân chính. Anh mặc lên người bộ đồ công nhân chế biến thực phẩm màu vàng nhạt thếch, cầm theo chìa khóa, xỏ vào chân đôi giày cao su đã mòn phân nửa đế. Trên đường chạy ra bắt tàu điện, có những chuyến xe bộ đội đi rục rịch thu hút sự chú ý của anh. Không lạ. Kỳ tự nghĩ. Chẳng sớm mà muộn, tình hình chiến sự cũng sẽ căng thẳng lên. Bọn giặc lúc nào cũng có trăm nghìn kế tráo trở. Bây giờ chỉ có cách tin cả vào cụ Hồ thôi.

Hôm nay anh không phải nhảy tàu, mà thật thì đã lâu rồi anh không còn làm thế nữa. Cái hồi mới lên đây, nghèo tới mức không tưởng ra nổi, bất đắc dĩ anh cũng phải học cách bám càng như bao con người khổ sở khác. Nhảy tàu của dân mình cũng như nét văn hóa, nên ông Tây mới cầm máy quay suốt đó thôi. Bây giờ anh có tiền rồi, thiết nghĩ chịu khó sống sao cho đường hoàng, cống hiến, thì sống.

Những thức rau cải đem từ Ninh Bình lên hôm nay mới cứng, ngập ngụa từ đầu xưởng. Anh nhận việc đi phân tán rau tới từng tiểu khu khác nhau. Đội của anh chắc chắn là phải làm việc thật năng suất, nếu không thì sẽ chẳng xong trước khi rau chúng nó thối hết cả ra. Bây giờ thực phẩm quý lắm, hỏng của, người dân giận nhất chứ mình giận nhì.


- Các anh em cố gắng nhé!

- Sáng nay Đồng Xuân cần gấp gạo nếp!

- Anh Kỳ ơi đưa tôi xin vài cái xe! Ôi chao, tôi để đâu mất tờ chấm công rồi nhỉ?


"Ở các xí nghiệp và công trường, thanh niên phải thi đua tăng gia sản xuất, nâng cao chất lượng, giảm hạ giá thành, thực hiện khẩu hiệu "nhiều, nhanh, tốt, rẻ"

Thanh niên các ngành, các nghề đảm bảo thực hiện vượt mức kế hoạch năm nay và chuẩn bị tốt cho kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.

Các cô các chú có quyết tâm thực hiện được không?"

Lời cụ Hồ nói mấy năm trước vang lên trong tim họ, mỗi tâm tưởng hăng hái lao động như hát một bài ca anh hùng công nhân trong mỗi giờ làm việc.

- Bao giờ cho thằng Kỳ lên chức?

- Suỵt, nhỏ tiếng thôi, đấy là tôi nói hy vọng thế, chứ còn nhiều năm nữa lắm cơ. Mà quyền cũng chẳng phải ở tôi. Cậu ấy chăm, siêng lắm, rất giỏi. Nhưng muốn lên làm quản lý, Kỳ phải đi học tại chức một khóa, không đủ điều kiện cô ạ!

Xôn xao không biết bao nhiêu là thứ âm thanh ở trong các phân xưởng. Người ta còn bàn chuyện quần áo, giày dép, đồ ăn thức uống giáp Tết sẽ ra làm sao.

Đa số người ở Công ty này cũng là thanh niên như Kỳ, nhưng anh và bọn họ quá bận rộn để làm quen với nhau. Họ thường xã giao. Có những cô gái trẻ măng cũng đồn đoán nhau về chuyện đời tư của anh, nhưng chủ yếu anh bỏ ngoài tai. Anh muốn sống những tháng ngày yên bình lặng lẽ trong một thời đại chẳng dễ gì để có thể độc lập tự do, nhưng con người ta kiên cường hết mực vì nó.

Bỗng nhiên anh nghĩ tới chuyện cưới vợ, rồi anh chẳng hiểu mình có sống nổi tới ngày ấy không nữa.

Giá buốt khắp nơi cũng theo chiều thời sự mà dần đến. Đã vào nửa quý tư của năm rồi. Doãn Kỳ ngơi tay sau một buổi sáng vất vả. Người đồng nghiệp nọ chạy lại gần chỗ anh ngồi, hỏi lém lỉnh:

Lá thư đọc nửa đời | Kỳ TíchWhere stories live. Discover now