- Hôm nọ anh lo việc làm thêm có thù lao lớn thế cơ mà!

Bấy giờ anh mới sực nhớ ra ông Nghiêm trả mình tận mấy tờ một trăm đồng mới cứng, còn nằm nguyên trong túi. Bận bịu ở xưởng rau làm anh quên khuấy mất.

- Ừ, đúng, Quốc nhắc anh mới nhớ. Cảm ơn cậu nhé.

- Thế anh cứ ngủ, 11 giờ trưa chúng mình đi nhá. Lên đó ăn bánh chả thơm ngon, lâu lắm rồi anh với em có ăn đâu.

Những dòng người sôi nổi di chuyển vào một buổi sáng Chủ Nhật khô ráo. Nắng vàng xen với gió hanh, dịu tắm lên những góc vỉa hè, nhấp nhô sau những mái nhà cao thấp. Có tiếng xích lô chen vào tiếng xe điện rộn ràng từ khắp hướng. Một tốp trẻ tiểu học đang trong buổi ngoại khóa, xinh xắn nắm tay nhau thành hàng đi ngang qua mắt Kỳ. Các em líu lo, ca khe khẽ một bài về chú gà trống gáy ó o. Lại có ông cụ rao bán kẹo kéo, đạp nhọc nhằn trên chiếc xe bạc màu sơn, thu hút sự chú ý của bọn trẻ và cả những người lớn. Ông bấm chuông kinh coong để xin đường, đám trẻ đi tản ra. 

Cánh thanh niên thi nhau tấp vào trong Bốn Mùa (*). "Thiên đường" Hoàn Kiếm xốn xang náo nhiệt, ngập trong những tà áo trắng. Những hố đen quen thuộc vẫn nằm đấy dưới chân người đi. Chúng như một phần máu thịt thành phố. Những người bà, người mẹ, cuối tuần đưa con cháu ra hồ hít thở vị mùa thu. Họ cũng tranh thủ ghé những cửa hàng mậu dịch, cầm theo sổ gạo, mua thêm một ít thứ. Xung quanh chỗ ấy, kín mít nào là xe đạp đứng xếp hàng xen lẫn những cái mặt đăm đăm của các mậu dịch viên "quyền lực".

(* cách gọi tắt tên một cửa hàng mậu dịch chuyên phục vụ ăn uống, thu hút nhiều nam thanh nữ tú)

Khu Bách hóa Tổng hợp (**) chưa trưng đèn cũng như lấp lánh lên, băng rôn, khẩu hiệu, sắc màu treo khắp nơi. Ai nấy cũng tươi rói như hoa. Được đi Bờ Hồ chơi là thích lắm.

(** nay là Tràng Tiền Plaza)

Nhóm các anh trai tuổi đôi mươi, không có nhiều tiền, nhưng mặt phấn khởi. Quốc chen chân vào trong chỗ bán kem mới, khổ sở mãi cũng mua được cho cả bọn một túi thập cẩm bứa phưa. Bọn họ háo hức lắm trước cái kem lạnh ăn vào ngày trời lạnh. Anh Kỳ đang định lấy phần mình thì bị ai đó khều khều tay áo. Anh ngoảnh người, thấy sau lưng là một hai đứa con nít đang thèm thuồng cắn ngón tay, giương mắt tròn to nhìn chăm chăm.

- Nhà ai đây?

Cậu Khánh đứng trong đám sửng sốt lên tiếng.

- Chắc con bé muốn ăn kem.

Mặt em nhỏ thì bẩn, nhìn rõ cả vết nhọ nồi dưới mũi, dưới tai, dưới cằm. Chân cả hai em đều trần, rõ sưng lên vì phải cuốc bộ. Trong xóm trọ anh ở cũng có một nhà nuôi con trạc tuổi này. Nhìn mà anh thấy nhớ hai đứa ấy lắm.

- Thôi, để mình nhường em ăn. Khánh không cần lo.

Kỳ nói vậy, liền ngồi xổm xuống dịu dàng cho đi. Mắt đứa nhỏ sáng lên. Quốc cũng ngồi xuống theo, cậu xoa đầu cả bé gái lẫn bé trai đang ôm váy chị ở phía sau, cười hi hi như một người anh trong nhà:

- Cho cả em nhé. Thơm ơi là thơm, cốm sô cô la.

Cậu Khánh và mấy cậu nữa đứng đằng sau lại đâm ra bối rối. Sau khi hai "người bạn lạ" kia đi rồi, Kỳ mới vỗ lên lưng những người hàng xóm của mình, rồi ân cần bảo:

Lá thư đọc nửa đời | Kỳ TíchWhere stories live. Discover now