Chương 2: Vậy cậu ừm... vậy cậu chép kinh Phật giúp em được không?

2.4K 69 0
                                    

Một mình Cận Tiêu phải làm việc của hai người, nhưng lại không có hai phần sức. Cô phiền muộn một mình hồi lâu, sau chỉ có thể trải giấy ra mà đau khổ vì trước đây mình học hành không đến nơi đến chốn.

Nhan Trưng Bắc rảo bước vào phòng trong thì thấy Cận Tiêu mặt ủ mày chau chép các loại kinh Phật như "Tu Bồ Đề" (1). Thỉnh thoảng cô chép sai chữ, hoặc dùng quá nhiều mực, cuối cùng lại tự tức giận với bản thân nên ném thẳng bút đi rồi gục xuống bàn.


(1) Tu Bồ Đề: Trong kinh điển Bắc Tông có chép về truyền thuyết sự tích của Tu Bồ Đề qua một vài chi tiết. Tôn già xuất thân từ gia đình theo đạo Bà La Môn, chào đời ngay trong lúc gia đình như thiếu may mắn, tất cả tài sản vơi cạn, kho lẫm trống trơn một cách ngẫu nhiên. Cả nhà đều lo sợ, nhiều người cho là điềm lạ kéo đến quan sát luận bàn và cuối cùng đều quyết đoán đó là một điềm lành, ngày sau đứa bé sẽ trở thànhmột nhân vật phi thường. Dựa theo sự quyết đoán của số đông, bà mẹ đặt tên cho đứa bé là Tu Bồ Đề (Subhuti), có nghĩa là không sanh hay Thiện Cát (tốt lành), hay Thiện hiện (hiện điềm tốt). Quả thật về sau gia đình gặp nhiều điều may mắn, trở lại giàu có, tiền của tràn đầy kho lẫm. Tuy tuổi còn nhỏ Tu Bồ Đề không mấy thiết tha với tài lợi, cha mẹ cho bất cứ một vật gì Tu Bồ Đề đem bố thí hết cho người thiếu thốn. Với trí thông minh xét thấy muôn vật đều hư giả, trống không, tự thể cũng mất khả năng chủ động, bởi thế khi gặp Đức Phật Tu Bồ Đề liền xin xuất gia.

Nhan Trưng Bắc đứng sau tấm bình phong nhìn một lúc, anh nghĩ nhìn cô tự tức giận với bản thân còn thú vị hơn xem kịch võ (2) trong rạp hát nữa kìa. Anh đến gần nhặt tờ giấy cô đã vo viên lên, ghét bỏ "chậc chậc" vài tiếng: "Lúc trước bảo em phong kiến là anh sai rồi, nét bút này của em tân thời hơn bất kỳ ai."

(2) Kịch võ: là loại hình kịch mà nhân vật dùng quyền cước, tài cưỡi ngựa bắn cung, đọ sức để biểu diễn.

"Đúng là bất công." Cận Tiêu ngồi dậy thở hổn hển, bĩu môi nói thầm: "Mẹ cả nói cậu ở bên Lê Uyển cả ngày làm mất thể diện, nhưng lại phạt em chép thêm kinh Phật."

Vừa rồi cô nằm bò một lúc lâu mới hiểu được đầu đuôi mọi việc. Nếu mợ cả không ở nhà, sao không sai người khác chép kinh Phật thay cho cô ấy? Tóm lại là khó chịu với Nhan Trưng Bắc, nhưng lại giận cá chém thớt lên đầu cô.

"Ồ?" Nhan Trưng Bắc vẫn còn nhìn đống mực cô vẽ lung tung, không nghe rõ nửa câu sau: "Anh với Lê Uyển thế nào cơ?"

"Em cũng không biết." Cận Tiêu cho bút lông bị tẽ đầu vào trong cốc rửa: "Có lẽ là giống cậu Hai nhà họ Lý và cô diễn viên trẻ kia." (3)

(3) Từ tác giả dùng ở đây là "tiểu hoa đán", hoa đán là một vai trong hí kịch truyền thống của Trung Quốc. Hoa đán thường mang hình tượng của cô gái trẻ hoặc phụ nữ trung niên, có tính cách hoạt bát hoặc mạnh mẽ, phóng đãng.

Nhan Trưng Bắc nghe được ý tứ trong đó, nên đột nhiên kiên nhẫn thêm mấy phần. Anh dựa vào bàn hỏi cô: "Cậu Hai nhà họ Lý và cô diễn viên trẻ kia thế nào?"

Diễn tròWhere stories live. Discover now