Chương 17: Quan san hiểm ải

4.3K 233 1
                                    

Không ngoài dự đoán, nội trong năm ngày kể từ khi tôi đến đã có tới ba cuộc tấn công nhỏ lẻ khác nhau. Nhìn chung thương vong hai bên không đáng kể song duy trì ở đây lâu cũng không phải là cách. Nhuệ khí của binh lính sẽ bị giặc làm cho mai một, chưa kể Long Đĩnh dùng dằng chỉ thủ mà không có công hay thân chinh ra trận đều muôn phần bất lợi. Y chỉ vừa trở về từ cửa tử nay đã vội vàng cầm quân e rằng khó lòng đảm bảo được tính mạng.

Ái Châu mùa xuân lúc trời nồm ẩm, mặt đất lúc nào cũng ướt nhẹp. Cử Long càng muôn phần âm u, cây cối san sát phải đến chừng quá Ngọ mới có thể thấy ánh mặt trời le lói. Dù ngày hay đêm mây mù dày đặc, lính đi tuần về ai nấy bị vắt bám đầy thân, phủi xong cũng toe toét máu tươi. Ngay cả chỗ Long Đĩnh nằm mỗi ngày tôi cũng phải cẩn thận đề phòng bọ rệp, một ngày lau dọn không dưới bốn lần.

Cũng không rõ kế sách tiếp theo của Long Đĩnh là gì nhưng tôi lờ mờ đoán được đám giặc Man kia hẳn phải có một thế lực rất lớn nào đó đứng phía sau. Binh lính Đại Cồ Việt bấy giờ theo chính sách "Ngụ binh ư nông", nghĩa là được phép lao động sản xuất, khi nào có việc thì gọi ra. Ưu điểm rất lớn của chính sách này là không cần phải nuôi quân, giảm gánh nặng kinh tế và có số lượng binh lính nhiều từ khắp các nơi. Tuy nhiên nhược điểm cũng từ đây mà ra, binh lính sẽ có ít thời gian đào tạo chính quy hơn. Trong khi đó theo nguồn tin từ La Đạc thì các thế gia ai nấy đều có vô số tư binh được đào tạo tinh nhuệ. Dựa trên luật pháp số tư binh bị triều đình giới hạn song họ thường khai man thành "gia nô" nhằm lách luật, nuôi đến cả ngàn binh trong nhà. Đương nhiên nuôi binh lính để bảo vệ cho an nguy của chính mình hoặc phục vụ ý đồ riêng không đời nào thế gia lại cấp vũ khí rởm hay bỏ đói. Quân Man Cử Long kia tuy không phải tư binh thế gia nào nhưng cũng khó nói có phải là con rối bị giật dây hay không. Chỉ cần nhìn vào số vũ khí chúng mang theo thì ngay cả một kẻ ngu ngơ như tôi cũng có thể đoán được, đừng nói đến những người dạn dày như Long Đĩnh hay Lịch Vũ.

Đáng quan ngại rằng quân triều đình suốt thời gian qua chủ yếu chinh chiến đồng bằng, liên tục tham gia từ nội chiến giành ngôi đến trại Càn Đà, Phù Lan, Phong Châu nay lại là Cử Long, chỉ e thời gian phục hồi sức khoẻ còn không có thì lấy đâu ra tập luyện với địa hình phức tạp như vậy. Quân Man thoắt ẩn thoắt hiện, ai nấy khoẻ như vâm, võ bị đầy đủ. Tình hình trước mắt khó lòng mà đoán được.

Sẩm tối ngày thứ bảy, quân doanh bị đốt.

Lúc này Long Đĩnh vừa dùng thiện xong còn đang nghỉ ngơi, tôi xin phép sang lều Giáo thụ phụ Trần Uy rửa tam thất thì thấy cả vùng bỗng dưng sáng rực, hoả tiễn bay rợp trời. Dù ngắm bắn từ khoảng cách khá xa song cũng có đến mười mấy lều bén lửa cháy rụi. Bên ngoài trại vị vây thành vòng tròn lửa, mùi dầu thông nồng đến nỗi tưởng như tất cả mao mạch trong mũi đồng thời giãn ra, bức bối vô cùng. Khói xám phủ kín quân doanh, hai mắt cay xè đến độ không cách nào mở ra nổi. Nếu tiếp tục tình hình này chỉ e chẳng mấy chốc toàn doanh trại sẽ bị thiêu rụi.

Trần Uy căng thẳng gọi Lý An Tường cùng các môn đồ khác mau mau chuẩn bị giường bệnh. Ông nhúng một cái khăn vào chậu nước sạch ngay bên cạnh rồi đưa cho tôi. Đương lúc nguy cấp nhẽ ra tôi phải ở lại giúp song chợt nhớ đến vị yếu nhân(1) kia còn ở trong lều chẳng biết đã ngủ hay còn thức nên đành tất tả chạy về. Vừa hay ra đến cửa thì gặp Long Đĩnh cùng Lịch Vũ đang chỉ đạo quân lính đốt ngược từ trong ra. Sợ đứng gần vướng víu tay chân tôi mau chóng lủi tới lều quân y, hớt hải bẩm với Trần Uy:

[Cảm hứng lịch sử] LÚC BIẾT XUYÊN KHÔNG THÌ ĐÃ MUỘN!Donde viven las historias. Descúbrelo ahora