[Tiết Hiểu] Quá nhiều kỳ vọng, quá nhiều thương đau

991 53 2
                                    

Quá nhiều kỳ vọng, quá nhiều thương đau

Ta vẫn thường nói về cái kết bi thảm của phần Thảo Mộc cùng những gì mà Tiết Dương và Hiểu Tinh Trần đã cùng nhau đánh mất, vẫn thường chỉ ra nguyên nhân trực tiếp cho mọi bi kịch là từ Tiết Dương. Nhưng đôi khi ta quên mất rằng nếu người chơi thua nặng trong một ván cược, thì ngoại trừ những yếu tố khách quan, đó còn là vì họ đã đặt vào cuộc chơi đó quá nhiều.

Trước khi nói vào luận điểm chính thì phải lan man đôi dòng thế này. Trên hành trình vấp hàng tá lỗi ngụy biện của những cô em antifan kỳ cựu thì kết luận ẩu là lỗi ngụy biện phổ biến nhất. Cụ thể như quy kết đối phương victim-blaming khi có lời bàn luận về nhân vật Hiểu Tinh Trần. Điều này cũng là một trong những lý do khiến tôi không mấy hứng thú với việc phân tích về nhân vật công khai như trước đây nữa, mặc dù Mặc Hương đã nói rõ rằng người đọc có thể lý giải theo cách họ muốn. Vậy ở đây vì sao phải rào trước về vấn đề này, vì việc đánh giá những hành vi có tác động trực tiếp đến kết cục của một nhân vật chịu cảnh bi thảm như Hiểu Tinh Trần là chủ đề nhạy cảm dễ bị cáo buộc là victim-blaming. Kẻ khác có thể sẽ cắt lời bẻ ý để hướng bài viết của tôi đi theo ý họ (điều mà mấy bé antifan hiện giờ đã quay về với ghế nhà trường rất chăm chỉ làm vào những dịp nghỉ hè), vì vậy phải khẳng định trước một câu đơn giản: Trên quan điểm bất di bất dịch của tôi, Tiết Dương thân phận chính là một tội phạm. Hung thủ của rất nhiều vụ thảm sát dù trực tiếp hay gián tiếp. Hiểu Tinh Trần thứ nhất chịu sự bạo hành về tinh thần dẫn đến tự sát, thứ hai cũng là một trong số những nạn nhân có cái kết bi thảm nhất của Tiết Dương.

Chính vì với tôi những điều này vô cùng rõ ràng, vậy nên tôi rạch ròi trong việc phân tích, cũng không bi lụy hóa hình tượng của Tiết Dương. Tôi xem đứa trẻ năm 7 tuổi là một nạn nhân đáng thương của xã hội; người thiếu niên 15 tuổi là một tội phạm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho những gì nó làm; và những gì người đàn ông 27 tuổi sau này đơn độc ở Nghĩa thành gánh chịu, chính là hình phạt thích đáng dành cho anh ta. Với Tiết Dương chính là như vậy, với Hiểu Tinh Trần cũng thế. Dưới góc nhìn của tôi, anh ấy không phải 'thánh mẫu' hay 'hoàn thiện' và 'thuần khiết',không chỉ là một pho tượng thập toàn thập mỹ chân chính hướng đến công bằng và lương thiện. (Đây với tôi, nếu hình tượng anh ấy trong mắt bạn khác biệt với cách tôi nghĩ, bạn nên giữ lấy nó thay vì bối rối xem cái nào mới là đúng. Tôi không cho rằng phải có một khuôn mẫu nhất định trong việc phân tích một nhân vật hay tác phẩm văn học. Sự đa dạng trong cách nhìn của độc giả làm nên giá trị của thứ nghệ thuật dưới ngòi bút nhà văn.)

Anh ấy là một con người không hoàn hảo, và những khiếm khuyết lẫn sai lầm anh mắc phải trên con đường trải nghiệm đầy chông gai của mình làm nên phần nào vẻ đẹp rất riêng của Hiểu Tinh Trần. Nó khiến anh khác xa các vị đạo trưởng trang nghiêm ôm lấy những quy tắc để sống và rồi lại sa ngã vào chính những thứ bản thân luôn một mực né tránh. Giữa lối mòn và đường đá chông gai, anh sẽ chọn mạo hiểm. Giữa lề thói quy chuẩn và cơ hội chạm đến những tư tưởng mới, anh sẽ chọn được hiểu biết nhiều hơn. Điều này thể hiện nhiều qua những chi tiết đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời Hiểu Tinh Trần như phá thệ xuất sơn, đối đầu với Kim gia, và sống cùng một người "không quen không biết." (Tất nhiên ngoài Tiết Dương ra, A Tinh cũng là một cô bé anh không quen không biết. Nhưng ở đây nói đến việc trước sau, thì A Tinh vẫn là nhân vật cùng anh lang bạt trên hành trình vân du trước khi Tiết Dương xuất hiện.)

[Phân tích]Where stories live. Discover now