CHƯƠNG 1: CƠN GIÓ

2.9K 82 5
                                    


Sài Gòn – Giữa những năm 80 của thế kỷ XX

Cuối tháng 3, nắng trên đường phố Sài Gòn bắt đầu gay gắt, những cành hoa muồng vàng ruộm như những chiếc đèn lồng nhỏ đổ bóng dài trên những tuyến lộ trung tâm. Trong ngôi biệt thự cổ kính, trên chiếc ghế bành cạnh cửa sổ, miệng thở ra một làn khói trắng mơ hồ, người đứng đầu nhà họ Trần - ông Trần Lam Trường trầm ngâm hồi tưởng lại những mảng ký ức nhạt nhòa.

Thấm thoắt, gia tộc họ Trần đã định cư ở vùng đất đây được cả trăm năm có lẻ. Quyết định dứt áo bỏ xứ ra đi hòng mong mỏi gây dựng được một sự nghiệp cho riêng mình, cụ Trần đã chọn nơi đây là nơi dừng chân. Vận dụng một chút khéo léo, một chút quan hệ, cụ Trần đã mở một cửa tiệm bán giầy, vớ và túi xách nhỏ trong khu chợ trung tâm thành phố. May mắn mỉm cười, công việc kinh doanh phát đạt hơn cả mong muốn, cửa tiệm của cụ đã được mở rộng và phát triển thành một Tập đoàn lớn có tiếng. Thời Pháp cầm quyền tại Đông Dương, ông Trường được tiếp quản, đó cũng là khi ông kết hôn với bà Phan Mỹ Lệ - con gái một nhà giáo gốc Hoa, sinh ra và lớn lên ở Huế. Đến năm 1986, khi Việt Nam cải cách, mở cửa, cơ ngơi của Trần gia ngày càng đồ sộ hơn khi kim ngạch xuất khẩu sản phẩm hàng năm lên tới hàng triệu USD.

Đang miên man trong dòng hồi tưởng, ông chợt khẽ giật mình khi có tiếng ồn ào ngoài sảnh vọng vào. Khách của ông đã đến.

Rảo bước chân, ông mỉm cười giơ tay bắt lấy bàn tay gân guốc của người đàn ông mặc chiếc áo dài nâu sẫm đứng đối diện. Nhìn một lượt từ trên xuống dưới, mắt ông Trường nheo khẽ ý cười đầy mong đợi. Đúng lúc đó bà Phan Mỹ Lệ – người vợ xinh đẹp, dịu dàng như nước của ông tiến tới, bên cạnh là Trần Quốc Cường. Bà Lệ cất giọng nói đậm chất Huế đầy ngọt ngào hướng về phía vị khách:

- Hóa ra đây là thầy tử vi Lý Minh Thuận nổi tiếng. Đã nghe danh nhiều nay mới được diện kiến. Mời vào mời vào!

Chẳng là, ông Trường có tới 3 người con trai. Gia đình ông đến nay có thể giương giương vỗ ngực mà khẳng định là "danh gia vọng tộc". Từ đời cụ cố ông, dù không còn ở quê hương nhưng con cháu đều được giáo dục theo truyền thống, nguyên tắc và có phần khắc nghiệt với việc giữ danh dự của gia tộc được đặt lên trên tất cả.

Đứa con trai cả, Trần Hiếu, tuy không phải ngoan ngoãn nhưng biết điều gì quan trọng, học xong bèn gật đầu nghe theo sắp xếp của ông, vào Tập đoàn làm việc, trau dồi. Đến nay, ông có thể yên tâm mà giao vị trí Giám đốc điều hành vào tay anh. Vậy nhưng, ông không cải huấn được tính tình lãng tử, đào hoa của ông con cả. Lấy vợ chưa được vài năm, vì trăng hoa vụng trộm, vợ Hiếu vốn là một tiểu thư khuê các đã chịu không đặng mà xách valy rời khỏi nhà họ Trần khiến ông một phen tím tái mặt mày.

Đứa con trai thứ hai, Trần Tiến, vốn điềm đạm, hiền lành. Có điều, từ nhỏ Tiến đã sùng đạo hơn cả ăn cơm uống nước hàng ngày. Đi đâu cũng cầu nguyện, cũng ca tụng. Rồi đến năm 18 tuổi, Trần Tiến rời gia đình, xin đi làm thầy tu. Đứa con này, tuy không giúp ông công việc kinh doanh của gia đình nhưng ông vẫn tạm hài lòng vì dẫu sao nó cũng đang làm một việc có ích và ở khía cạnh nào đó, là vẻ vang dòng họ.

[Hương Khuê] The richman's daughterNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ