CHƯƠNG 1: CHƯỚNG NGẠI GIAO TIẾP

3.6K 248 4
                                    

Trịnh Bân là một sinh viên thiết kế đồ họa tiền đồ xán lạn, mỗi lần kiểm tra đều đạt thành tích tốt nên khá được lòng giảng viên.

Nhưng Trịnh Bân lại mắc phải một chứng bệnh tâm lý, mỹ kỳ danh gọi chướng ngại giao tiếp xã hội, cụ thể chính là không thể nói chuyện bình thường với người khác. Trên thế giới có không ít người gặp phải chứng bệnh này, mà nguyên nhân phát sinh thường xuất phát từ sự tương tác phức tạp giữa di truyền và môi trường, cụ thể là những nguyên nhân sau:

Đặc tính di truyền: Các rối loạn lo âu có xu hướng đi theo gia đình. Tuy nhiên, vẫn chưa xác định được rõ ràng rằng bao nhiêu trong số này là do di truyền hay do từ hành vi học được.

Cấu trúc bộ não: Một cấu trúc trong bộ não có tên là hạnh nhân (tên tiếng Anh là amygdala) có thể đóng vai trò trong việc kiểm soát sự đáp ứng lại với nỗi sợ. Ở một số người cấu trúc này làm việc quá mức có thể phản ứng lại nỗi sợ mạnh mẽ hơn bình thường, làm tăng sự lo lắng trong một số tình huống xã hội.

Môi trường: Chứng ngại giao tiếp xã hội có thể là một hành vi học được. Bạn có thể xuất hiện tình trạng này sau khi chứng kiến hành vi lo lắng của một ai đó. Hơn nữa, có thể có mối liên quan giữa chứng ngại giao tiếp xã hội và các bậc cha mẹ có xu hướng kiểm soát và bảo vệ con mình.

Những người mắc chứng bệnh này đa số tư vấn tâm lý thì có thể cải thiện và giao tiếp lại bình thường, nhưng với Trịnh Bân lại thuộc trong số những trường hợp hi hữu.

Từ khi sinh ra Trịnh Bân đã được bố mẹ ban cho gương mặt bầu bĩnh vô cùng đáng yêu, khiến người ngoài nhìn thấy liền không nhịn được muốn cưng nựng mãi. Đến lúc càng lớn những đường nét khuôn mặt càng trổ ra tinh xảo như búp bê, có điều lại phát triển theo chiều hướng nữ tính hoá, cộng thêm giọng nói trẻ con chưa vỡ thanh thanh ngọt ngọt như mật ong khiến mọi người luôn tưởng nhầm cậu là một bé gái chứ không phải bé trai.

Ngay cả bố mẹ của Trịnh Bân đôi khi còn tưởng con mình sinh ra bị nhầm lẫn giới tính, đã thế còn đưa cậu đi bệnh viên kiểm tra không dưới một lần. Không biết có phải vì chuyện này mà Trịnh Bân gặp phải bóng ma tâm lý hay không, cậu trở nên ít nói đi và nhốt mình trong phòng không muốn ra ngoài, thậm chí cũng không đi học nữa.

Đợi vợ chồng họ Trịnh phát hiện ra vấn đề thì đã quá muộn. Con trai từ đó đã không còn nói chuyện với họ nữa rồi.

Hai người nhiều lần cố gắng thuyết phục Trịnh Bân đến gặp bác sĩ tâm lý, nhưng Trịnh Bân không chịu, cậu kháng cự đến mức làm ra nhiều hành động cực đoan khiến cha mẹ sợ hãi, cuối cùng đành thuận theo ý cậu để cậu trong phòng, đến bữa ăn thì chỉ để đồ bên ngoài cửa gõ hai tiếng rồi rời đi, Trịnh Bân muốn gì đều tận lực đáp ứng cậu. Chuyện cứ thế kéo dài ba năm cho đến khi Trịnh Bân mười tuổi.

Dường như không thể chấp nhận bố mẹ Trịnh cứ thuận theo tình hình của cháu trai, ông nội Trịnh quyết định tự ra tay giải quyết vấn đề.

Ông đã đọc rất nhiều tư liệu về chứng bệnh này, cũng nhờ tư vấn từ bác sĩ tâm lý, nên ông hiểu tình trạng của Trịnh Bân nếu không có ngoại lực tác động thì cậu sẽ càng thu hẹp thế giới của mình, đến lúc đó sẽ không ai bước vào được thế giới đấy nữa.

[ĐM, Xuyên thư] HUYỄN HÌNH SƯ (Phần I) - BVTYWhere stories live. Discover now