1.

98 18 0
                                    

1. chuyện hội làng.

vụ việc năm ấy ai mà chẳng nhắc đi lại hoài, mà họa chăng cái thân gã. dạo từ sau bác lý mất, gã đâm ra chán cái nghề này, cái nghề giúp việc vốn đã đeo cho gã bao cơm ăn áo mặc mấy năm chứ hơn. gã bắt đầu cái thói phè phỡn, đem thân thất trác lôi người làng theo cái lẫy gã gọi chung là chuốc rượu say mèm, để rồi tối nằm ngay đế phản góc một nhà nào đó để bà con lôi về nhà.

người người sau này qua cái thời bác lý cũng nhìn gã với một góc khác, chẳng khác nào nhìn một giống giòi lợn cứ nảy mầm giữa chốn lòng sông, nom ngứa mắt đến độ vài ba hôm cứ vác cái thân rảnh rang qua gây chuyện với một thân ngồi chõng chơ trên phản nhà mục nát. mà cứ đến độ ấy là gã cứ phải đóng đúng vai ác cho vừa lòng bà con, lạch bạch mang cả một cây sào gọt ngọn ra đâm chém lũ ồn ào nọ.

chả trách được lũ ấy thất bát, tin điều mà chua ngoa, gân cổ lên mà chửi, chửi cho thỏa lòng thỏa thuê lấy dạ mà hầm hực đi về. mà có ai hiểu được cái chi? cũng chẳng ai chịu hiểu, ừ thế gã cũng chẳng muốn bao biện chi hết. tội gã, gã chịu. mà hà cớ làng nước cứ phải loan tin dạo vùng nọ tứ phía, giờ gã cứ phải cụp mắt cúi đầu sụn người, khiến cho cái thân cao như cây sào co rún lại như đốt xương mục, lê lết thân tàn ma dại qua bao trận lầm lũi dắt con trâu mọng nước về, nghe cả những lăng mạ, những sỉ nhục mà hận rằng chỉ muốn vứt cho chó nó gặm cho xong.

mà độ ấy, người nhà bác nghe tin gã, thiếu điều muốn đuổi phứt cho vừa lòng hả dạ. ấy thế mà mặt gã lúc nghe tin đuổi cổ mình thì không khỏi lạ gì cho hết, khiến bà lý đến phát bệnh ngay tại chỗ. gã cười cười, đượm nhìn buồn lắm, gã vỗ lấy hai bên má gã mà bật cười đến phát khóc. gã đã hoài đến nó, cái tương lai này, nhưng gã không muốn mất đi. cái nghề đã theo gã đến độ chừng xuân xanh đã vứt giò lên theo sức người mà chạy, bôn ba đôi xóm mà vui như hội làng. gã thấy trống vắng lắm, đôm đáo khắp ngõ mà thời ấy lũ nhỏ cứ lúc nhúc sau lưng gọi 'anh tuấn ơi!' xin vài ba hào đi ăn bánh đúc, gã cứ ngốc ngốc mà đưa cho lũ chúng nó dù biết rằng có thể chỉ là đói bụng. ấy thế mà ngốc đến thương, người ta thấy thế cứ thương mãi, đến độ lũ nhỏ ấy cứ đến nhà kéo lấy gã đi xem hội đình cải lương.

có nghề nó khổ thế chứ, đến cùng thì vẫn là nghề giúp việc mang vác gia cảnh của gã. gã làm đến thấm cả xương thì vẫn chỉ nói rằng nuôi cái thân là đủ. mà nghề vầy chứ nó vẫn có cái vui của nó, ít nhất gã vẫn có thể nói chuyện với hàng xóm láng giềng, thứ mà đến bây giờ gã lại khao khát không hơn bù lại những ngày tháng trước ấy.

bây giờ gã đã gây tai tiếng cho người làng, khúc đầu sông đến độ dạo đây vẫn vắng tanh đến lạ thường. gì chứ, gã không quan tâm, chỉ là một thời nhất định là dại dột trong cơn dã người đến run rẩy của rượu mà làm chuyện nhất quyết chẳng thể tha thứ, thì thời gian đây chỉ là một chốc thoáng qua của sự đời nghiệt ngã. chứ ngay đến chốn dung thân gã còn chẳng màng tới suốt cả thời xuân của tuổi trẻ thì cớ sự phải đoán hoài đến những con mắt dòm ngó của người ta?

nhưng việc ấy cũng chẳng đến đâu, khi gã nghe cái mõ xách miếng khăn da quấn hông cứ xừng xực quanh làng rao tin hội làng cái đình chuẩn bị cho ngày hội đầu xuân tuốt từ đầu ngõ đến cuối xóm bằng chiếc tù đến cũ phát hờn của nó.

có là gì đi nữa thì gã cũng chẳng muốn đi. một phần cũng là cái nắng gắt giữa hè, khi cả người gã nằm dài trên lưng trâu đếm những giọt nắng khẽ thấm dần lên chiếc mũ cũ sờn màu xanh ngả mảu đáp trên mái tóc đen xơ xác của chính mình, cảm nhận từng bước chậm rãi của con trâu nhấn nhá từng bước chân mà thở nhẹ đến nhoài người. chính là cảm giác thư thả của cả một đời người luôn phải trầm mình trong làn sóng dư luận, và luôn phải đeo trên mình bộ dạng của một thằng khốn giết người cướp công, đến mức gã còn chẳng muốn nhìn thấy bản thân mình. mà buồn thay, gã chẳng biết đâu mới là chốn bình yên cho đời, để gã không còn phải đeo bộ mặt ấy nữa.

cứ đến độ hội làng, gã theo thói cứ phải xắn tay lên mà làm cơm làm rượu nếp đãi người, tay chân không lúc nào ngơi nghỉ đến độ rã rời và sung tấy đến thổ bụng. nên gã bực lắm, tại sao cứ phải theo độ ấy mà thoăn thoắt hai tay hai chân chạy loạn khắp nhà thổi xôi, phẩy quạt nấu nướng đủ điều. đến lúc định thần thì tay đã rút ra khỏi miếng vải đỏ nổi bật bên mâm cỗ hoàn chỉnh đến chính gã cũng muốn hất xuống đất cho xong.

gã suy nghĩ dữ lắm, tay đã cột giữ con trâu bên góc vườn – nơi gã cũng còng lưng kiếm đủ để mua về làm lụng cho bản thân – mình thì bước vào nhà rồi mang cả hai lễ vật đặt lên chiếc mâm bạc đặt lên bàn trước nhà, rồi gục xuống chán chường, thầm chửi mắng bản thân.

một phần cũng là gã ngại trước người ta. đồn thì đồn vậy đấy, dữ thì cũng vậy đấy, nhưng gã vốn nhát đến độ mồ hôi tuôn rào rào khi hàng xóm bắt chuyện, phát hoảng khi lũ con nít đến gần xin gã vài hào và thậm chí gã còn câm như hến khi mà được một cô đào bắt chuyện hỏi nay mai sẽ duyên. dù rằng không muốn nhưng hồi ấy nghe làng xóm tung tin rằng gã là một thằng nom hiền lành đến ngốc nghếch, gã đã mát lòng mát dạ đến cỡ nào. cũng thừa biết sẽ chẳng ra gì cho cam, nhưng gã vẫn cắn răng mặc kệ sự lạ cứ diễn ra điên cuồng trong tâm, gã vẫn cười tươi mà giúp đỡ mọi người. nghĩ đến vậy gã cũng ngờ nghệch đến mấy.

để rồi lại phá tan cái sự tin tưởng kia.

gã thở dài.

được thôi, đây sẽ là lần cuối, gã sẽ đi.

-kim nam tuấn.

_TG_

【đê𝓶 𝓽𝓻ă𝓷𝓰 𝓱è】[✓]Where stories live. Discover now