Chương X: Chăm sóc nỗi đau của chúng ta

71 0 0
                                    

Mỗi khi bạn có năng lượng cần thay đổi, như ganh tỵ hay sợ hãi, hãy làm những việc để chăm sóc cho nguồn năng lượng này, nếu bạn không muốn sự tiêu cực nhấn chìm bạn. Hãy chạm vào hạt giống chánh niệm, để cho những hạt giống còn lại có thể thiết lập một nơi như "phòng khách" của bạn, như một người mẹ nhẹ nhàng ôm ấp đứa con của mình. Với năng lượng chánh niêmh đóm bạn đang thật sự thiền định liên quan đến nỗi đau của bạn, đến cảm xúc của bạn. Nếu bạn có thể duy trì chánh niệm trong vòng 5-10 phút, thì bạn sẽ cảm thấy được sự thanh thản ngay lập tức.

Khi người mẹ nghe thấy tiếng khóc của đứa con mình thì cô ấy sẽ bỏ hết tất cả công việc cô ấy đang làm dang dở và chạy lại ôm đứa con của mình. Khoảnh khắc đứa bé được nhấc lên bởi đôi bàn tay người mẹ chính là lúc năng lượng của sự thông thái thâm nhập vào bên trong cơ thể của đứa trẻ. Người mẹ không hề hay biết chuyện gì đã xảy ra với đứa trẻ, nhưng sự thật là việc cô ấy ôm đứa trẻ ấy đã khiến đứa bé cảm thấy được bình yên và ngừng khóc. Sau đó người mẹ tiếp tục ôm đứa bé và truyền sự dịu dàng, cũng như nhìn kỹ thật sâu vào đứa con của mình. Người mẹ là người rất tài năng. Chỉ sau vài ba phút cô ấy đã phát hiện ra đứa bé đang bị sốt, và có lẽ cần uống nước/ sữa. Khi nhận ra được vấn đề này thì người mẹ đã chuyến hóa tình huống trở nên đơn giản hơn.

Điều này cũng tương tự với thiền định. Khi bạn có nỗi đau bên trong mình, điều đầu tiên bạn làm đó chính là mang năng lượng của chánh niệm che chở nỗi đau kia. "Tôi biết bạn ở đó, với một chút tức giận, người bạn thân yêu của tôi. Hít vào – Thở ra – Tôi ở đây để chăm sóc bạn."

Bạn có thể thiền tập khi đang ngồi, đang đi, hay đang nằm, nhưng đièu cần thiết là bạn phải để chánh niệm trong vai trò của một ngườu mẹ, một người chị. Nếu bạn tiếp tục làm điều này, thì kết quả sẽ đến, và có lẽ chỉ tầm 3-4 phút. Nếu bạn tức giận, hãy đi dạo với tâm trí và cơ thể được hòa làm một để hiểu rõ hơn về bản chất của cơn giận. Bạn hít thở và bạn chỉ tập trung duy nhất vào việc hít thở. "Hít vào – Tôi biết tôi đang hít vào; Thở ra- Tôi biết tôi đang thở ra.Sau 1-2 phút, hãy thiền tập : "Hít vào – Tôi biết tôi đang tức giận; Thở ra- Tôi biết cơn giận ấy vẫn ở trong tôi. Tầm 10 phút sau bạn sẽ thấy tốt hơn. Đó là một điều chắc chắn, với điều kiện, bạn phải thật sự thở chánh niệm, tập trung và nhìn thật thấu đáo. Sự khám phám, sự thấu hiểu, sự thông tuệ này sẽ giải phóng bạn khỏi nỗi đau.

Các sư thầy và ni cô luôn có thói quen thiền tập phương pháp này, không những bạn có thể kết nối với sự giận dữ, mà còn với sự tuyệt vọng, nỗi sợ hãi sâu bên trong bạn. Về nỗi sợ, xuyên suốt quá trình thiền định chánh niệm, chúng ta có thể niệm như sau: "Hít vào – Tôi biết tôi cơ thể tôi đang càng ngày già cỗi; thở ra – tôi biết không ai trốn tránh được tuổi già." Chúng ta đều sợ trở nên già nua, chúng ta cũng sợ cái chết. "Tôi biết tôi rồi sẽ chết, tôi biết không ai có thể tránh né được cái chêt"

Đức Phật dạy chúng ta biết rằng mỗi chúng ta đang mang trong mình hạt giống của sự sợ hãi, nhưng chúng ta không muốn nỗi sợ ấy bộc lộ ra ngoài, bởi vì điều đó rất đau, cho nên chúng ta cấm cản nó. Chúng ta cố gắng điều khiển nỗi đau của chúng ta và mời những nguồn năng lượng khác đến căn phòng của mình để co thế làm đầy năng lượng tích cưc kia, từ đó năng lượng ấy sẽ không còn hiện diện ở đó nữa.

Chúng ta thường coi TV, đọc sách, hoặc trò chuyện với bạn bè – chỉ để nỗi đau ấy không hiện hữu trong "căn phòng". Chúng ta tẩy chay những hạt giống tiêu cực bên trong chúng ta, và nếu chúng ta chỉ biết tẩy chay mà không chấp nhận nó như một phần bên trong chúng ta thì vô tình sẽ chỉ khiến sự lưu thông trong chúng ta xấu đi. Giống như khi máu không được lưu thông tốt, chúng ta sẽ đau đầu và mệt mỏi, lúc đó chúng ta nhờ sự trợ giúp của thuốc giảm đau, mát xa, hay bác sĩ. Những sự trợ giúp kia cũng giống như những hạt giống tích cực, giúp chúng ta che đi những hạt giống tiêu cực. Chúng ta không đàn áp những hạt giống tiêu cực, không lờ nó đi để nó gặm nhấm ta mỗi ngày, mà chúng ta gọi thêm những hạt giống tích cức để "chăm sóc" cái sự tiêu cực kia.

Chúng ta không nên nuôi dưỡng sư tẩy chay bên trong chúng ta. Mà ngược lại, chúng ta nên mở cửa để nôi đau tự thoát ra ngoài. Chúng ta sợ hãi điều đó, Đức Phật đã dạy chúng ta không nên sợ hãi, bởi vì chúng ta có khả năng điều khiển năng lượng khác để "chăm lo" cho nỗi đau của chúng ta. Và đó chính là năng lượng chánh niệm.

Nếu chúng ta chăm bón cho năng lượng chánh niêm này hàng ngày, chúng ta sẽ chăm sóc được nỗi đau của mình. Mỗi lần nỗi đau bộc lộ ra ngoài, chúng ta chào đón nó. "I am here for you, dear one, I am here for you. ( Tôi ở đây vì bạn, tôi ở đây vì bạn). Đây cũng là câu niệm chú thứ tư mà chúng ta đã được học. Giống như một người mẹ luôn có mặt vì đứa con của mình, năng lượng chánh niệm cũng luôn có mặt để săn sóc cho năng lượng của nỗi đau.

Vậy nên chúng ta phải thiền tập này để nguồn năng lượng chánh niệm này càng được sinh sôi nảy nở bên trong chúng ta. Nhưng chúng ta cũng cần có người thân và bạn bè bên cạnh để có thể làm việc này dễ dàng hơn. Đó là lý do vì sao Phật Giáo dạy chúng ta về cách quy y ở tăng đoàn ( tăng già – sangha). "Tôi quy y ở sangha." Sangha là nơi chốn của phật tử thiền tập ươm mầm chánh niệm hàng ngày: khi ăn, khi uống nước, khi rửa bát, khi làm vườn, khi lái xe – không chỉ là ngồi thiền. Vì vậy việc thiền tập chánh niệm trong một cộng đồng chánh niệm là rất cần thiết.

Người ta kể rằng, một người thiền tập rời khỏi sangha như một con hổ rời khỏi khu rừng và xuống đồng bằng. Nếu vậy thì con hổ sẽ rất dễ bi giết bởi con người; nếu người luyện thiền không quy y ở sangha, anh ta sẽ bị bỏ lại chỉ sau vài tháng. Vì vậy, việc thiền tập thiền cần thiết phải làm thường xuyên, liên tục và không ngắt quãng.

TRUE LOVE - TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC - Thích Nhất HạnhWaar verhalen tot leven komen. Ontdek het nu