Chương V: Khắc chế được sự kiêu hãnh

93 0 0
                                    

Câu niệm chú thứ tư sẽ khó khăn hơn để thiền tập. Nó được thực hiện khi mà bạn đang đau khổ và bạn nghĩ người mà gây ra nỗi đau ấy lại chính là người mà bạn yêu thương nhất. Nếu là một người lạ thì bạn sẽ ít đau khổ hơn, nhưng đằng này người đó lại là người bạn tin tưởng nhất. Bạn như chạm đáy nỗi đau và bạn từ chối gặp mặt người đó cũng như từ chối sự giúp đỡ của người đó. Cho nên, lòng kiêu hãnh trong trường hợp này chính là một sự trở ngại.

Theo lời dạy của Đức Phật. tình yêu đích thực thì không được có chỗ cho sự kiêu hãnh, sự tự kiêu. Nếu mỗi khi bạn buồn rầu thì bạn phải tự hỏi bản thân và nhờ sự giúp đỡ từ người mà bạn trân trọng, yêu thương. Đừng để cái tôi kéo bạn ra xa người ấy. Nếu bạn nghĩ tình yêu của bạn dành cho người đó là chân chính thì bạn phải bỏ qua cái lòng kiêu hãnh của mình, bạn phải luôn đồng hành cùng người này. Đó là lý do tôi đã phát minh ra câu niệm chú này dành cho các bạn. Thiền tập khi mà cơ thể và trí óc ta hòa lại làm một và sau đó chúng ta nói: "Gửi người yêu thương, tôi đang đau khổ, giúp tôi với." (Dear one, I am suffering, please help). Câu thần chú có vẻ rất đơn giản nhưng thực chất rất khó để thực hiện.

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một câu chuyện ở đất nước tôi. (Là chuyện người con gái Nam Xương). Một chàng trai đi ra chiến trường, bỏ lại người vợ trẻ đang mang thai ở nơi quê nhà. Hai năm sau, anh ta trở về nhà, người vợ cùng đứa con trai chào mừng anh. Họ khóc cùng nhau trong niềm hân hoan, vui sướng. Ở Việt Nam, theo truyền thống, khi có một sự kiện quan trọng như thế này, thì nó phải được thông báo với các trưởng bối. Vì vậy, người cha trẻ mới yêu cầu vợ đi chợ chuẩn bị đồ dâng cúng lên bàn thờ tổ tiên. Mỗi nhà ở Việt Nam đều có một bàn thờ tổ tiên như thế. Mỗi sáng, chúng tôi thắp hương ông bà, chào hỏi họ, và đó là cách mà chúng tôi kết nối với những người thân đã khuất. Thắp hương, trang trí bàn thờ bằng những tấm ảnh xưa cũ, quét dọn những tro tàn từ cây nhang là những việc làm cực kỳ quan trọng. Đó là khoảnh khắc chúng ta kết nối với tổ tiên của mình. Có rất nhiều người đã mất gốc, quên mất nguồn cội của mình bởi họ không làm những công việc này thường xuyên.

Tiếp nối câu chuyện về người lính trẻ, sau khi người vợ đi ra chợ chuẩn bị đồ ăn thì người lính ấy ở nhà và cố thuyết phục đứa con mình gọi anh ta là cha. Nhưng cậu bé lại từ chối: "Ông không phải là cha cháu. Cha cháu là một người khác. Ông ấy đến vào mỗi tối và mẹ nói chuyện với ông ấy suốt đêm, và mẹ thường khóc cùng ông ấy nữa. Mỗi khi mẹ ngồi thì ông ấy cũng ngồi. Mỗi khi mẹ nằm thì ông ấy cũng nằm." Sauk hi người chồng nghe được thì anh ta tức giận lắm, trái tim anh ta tan nát. Khi mà người vợ về thì anh ta nhìn vợ với đôi mắt sắc lạnh. Anh ta đau khổ, anh ta mất niềm tin vào người vợ mình, cho nên khi cô ấy về nhà thì anh ta không them nhìn mặt và cũng không nói nửa lời nào. Khi mâm cúng đã được chuẩn bị trên bàn thờ tổ tiên, người chồng đốt que nhang và bắt đầu khấn, sau đó lạy bốn lạy. Tiếp theo anh ta cuộn chiếu lại thay vì để người vợ thực hiện tiếp việc cúi lạy. Theo anh ta, thì cô ấy không còn đủ phẩm hạnh để đối diện với tổ tiên, và người vợ lấy làm nhục nhã vì cách cư xử của người chồng.

Sau lễ cúng bái, người chồng không ăn cơm ở nhà mà đi vào một quán rượu để giải sầu và không trở về nhà cho đến tận đêm khuya. Những ngày sau đó sự việc vẫn cứ lặp lại cho đến khi người vợ không chịu đựng được nữa. Cô ấy đau khổ đến cùng cực và quyết định gieo mình dưới dòng sông lặn ngắt.

Khi người cha trẻ nghe hung tin, anh ấy trở về nhà. Khi anh ta thắp đèn thì đứa trẻ mới khóc to: "Đây mới chính là cha tôi, thưa ông, cha đã quay trở lại." Cậu bé chỉ cái bóng của người cha trên tường. "Cha tôi đều đến mỗi đêm. Mẹ nói chuyênh với ông và đôi khi mẹ khóc nữa; mỗi khi mẹ ngồi thì ông ấy cũng ngồi." Thực ra người phụ nữ đã quá cô đơn trong căn nhà ấy đến mức phải nói chuyện với chính cái bóng của mình: "Gửi chồng yêu dấu, chúng ta xa xôi cách trở, làm sao em nuôi con một mình được? Xin người hãy mau chóng trở về bên mẹ con em." Cô ấy đã khóc rất nhiều và tất nhiên khi cô ấy ngồi thì cái bóng của cô cũng ngồi theo. Đến lúc này, người chồng mới nhận ra lỗi lầm của mình, nhưng, mọi việc đã quá trễ - người vợ ấy đã mãi mãi rời xa dương gian.

Một nhận định sai lầm hay một sự hiểu nhầm tai hại có thể phá hủy hạnh phúc của một gia đình. Đức Phật đã từng răn dạy: Chúng ta phải chịu hiểu nhầm rất nhiều trong cuộc đời này vì vậy chúng ta phải cẩn trọng trước khi đưa ra mọt nhận định nào đó để tránh gây hiểu nhầm đáng tiếc. Có những người phái gánh chịu những sự oan khuất từ 10 đến 20 năm, và trong suốt quãng thời gian đó họ phải đựng sự đau khổ và vô tình gây nên nỗi đau khổ cho những người khác.

Tại sao người chồng lại không muốn thảo luận việc này với người vợ? Phải chăng vì sự kiêu hãnh, cái tôi quá cao chặn giữa họ? Nếu anh ta hỏi vợ: " AI là người đến với em mỗi đêm? Con có kể anh nghe về người này. Anh rất buồn lòng và đau khổ em à, hãy giúp anh giải tỏa khúc mắc này." Nếu anh ấy hỏi như vậy thì có lẽ người vợ sẽ có cơ hội để giải thích, và những đau khổ sau này sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, đây không hẳn là lỗi của người chồng mà còn là lỗi của người vợ nữa. Nếu cô ấy hỏi lý do tại sao anh ta thay đổi cách hành xử như: " Chồng yêu dấu, tại sao anh lại không nhìn em nữa, tại sao không nói chuyên với em nữa? Liệu em đã làm điều gì tồi tệ để bị cư xử như thế này ư? Em đang rất đau khổ. Làm ơn hãy tháo khúc mắc gtrong em."

Nhưng rất tiếc, cô ấy đã không làm điều này và tôi không muốn các bạn phạm phải sai lầm tương tự như thế trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta đều dễ bị hiểu lầm hoặc gây hiểu lầm, vì vậy chúng ta cần phải cực kỳ chú ý. Nếu mỗi khi bạn nghĩ một ai đó đang gây tổn thương đến bạn, bạn phải nhớ đến câu chuyện này. Bạn phải tự hỏi bản thân và hỏi người đó nữa, cũng như đưa ra lời giúp đỡ: "Gửi người yêu dấu, tôi đang đau khổ, xin hãy giúp tôi."


TRUE LOVE - TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC - Thích Nhất HạnhWhere stories live. Discover now