Chương XI: Nguyên lý của bất nhị phân

65 1 0
                                    

Khi nỗi đau tới, nó duy trì ở trong đầu óc ta, trong "căn phòng sống" của ta dưới một mức dộ nào đó trong một khoảng thời gian. Sau một thời gian hiện hữu, nó trở về với môi trường sống thông thường, bát thức.1 Nó sẽ dần yếu hơn, luôn yếu hơn so với lần đầu vì có năng lượng chánh niệm bao bọc nó. Lần tới khi nỗi đau đến thì chúng ta cũng sẽ nhận được những năng lượng ấy, rồi dùng năng lượng chánh niệm để "chăm sóc" cho nỗi đau, dần dà, nỗi đau sẽ trở về ngủ sâu bên dưới, và yếu dần đi. Năng lượng chánh niệm như người mẹ vỗ về, ôm ấp đứa con đau khổ của mình.

Cánh cửa đã mở, hành uẩn giờ có thể tự do thoải mái. Nếu bạn thiền tập bằng hơi thở chánh niệm trong vài tuần, các triệu chứng kiệt quệ tinh thần sẽ chấm dứt. Bởi vì hiện tại, ngay lúc này bạn đang ở trong tình huống tinh thần của bạn đang được ổn định. Đó là lý do Đức Phật dạy chúng ta mời nỗi sợ vào tâm trí ta và chăm sóc nó mỗi ngày.

Không có cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, tích cực và tiêu cực, đó chỉ là sự chăm sóc của người anh trai lớn đối với đứa em nhỏ. Trong thiền Phật giáo, chúng ta nhìn, chúng ta hành động theo nguyên lý bất nhị phân (không hai), và do đó những "thừa thãi" trong tâm trí ta có thể chuyển hóa thành những bông hoa của lòng trắc ẩn, tình yêu và hòa bình. Tâm trí ta như một thực thể sống, một thực thể nguyên chất trong thế giới tự nhiên. Luôn có những chất thừa và hoa trong mỗi chúng ta. Người làm vườn quen tay sẽ biết chuyển hóa những chất thừa thành phân bón và sử dụng phân bón ấy để chuyển thành hoa và rau củ. Vì vậy hãy biết ơn những nỗi đau – bởi vì chúng ta cần chúng. Không có gì là thừa thãi cả.

Chúng ta phải học được nghệ thuật biến phân bón thành những bông hoa. Hãy nhìn vào một đóa hoa, nó thật xinh đẹp biết dường nào, nó thật thơm ngát biết dường nào, nhưng nếu nhìn thật kỹ, thật sâu và bên trong bạn sẽ nhận ra phân bón trong bông hoa ấy. Với theinè định, bạn sẽ nhận ra điều đó. Nếu bạn không thiền định, bạn có thể sẽ phải đợi 10 ngày để có thể thấy chúng. Nếu bạn nhìn sâu vô thùng rác với con mắt thiền định, bạn sẽ thấy xà lách, cà chua, và hoa. Đó chính xác là những gì mà người làm vườn nhìn khi anh ra nhìn vào thùng rác, và đó là lý do mà anh ta không đổ chúng đi. Một chút thiền tập là những gì bạn cần để chuyển hóa đống rác khia thành phân bón, và từ phân bón thành những bông hoa tỏa ngát hương.

Điều đó cũng đúng với hành uẩn trong chúng ta, nó bao gồm hoa – đại diện cho niềm tin, hy vọng, thấu hiểu và tình yêu, nhưng những chất thải, đồ thừa lại đại diện cho những sự sợ hãi và nỗi đau. Hoa rồi sẽ héo và trở thành chất thải, nhưng chất thải rồi sẽ trở thành hoa. Đây chính là nguyên lý bất nhị phân trong Phật giáo: không có gì là đồ thừa hay cần loại bỏ. Nếu một người không biết đói là gì, anh ấy hay cô ấy sẽ không biết được niềm vui khi có đồ ăn mỗi ngày. Vì vậy, bạn sẽ không biết được hạnh phúc là gì nếu bạn không biết đau khổ sợ hãi là gì. Chúng ta biết sự đau khổ giúp chúng ta hiểu, giúp chúng ta nuôi dưỡng lòng trắc ẩn và bởi vì lý do đó nó rất cần thiết đối với chúng ta. Cho nên, chúng ta phải học được bài học từ nỗi đau, chúng ta phải biết cách sử dụng chúng để tập hợp được năng lượng trắc ẩn, năng lương tình yêu và năng lượng thấu hiểu.

1. Trong Phật giáo, ý thhức có 8 cấp bậc. Bát thức là ý thức sơ nguyên, căn bản hỗ trợ và nuôi dưỡng 7 ý thức còn lại. Nó được ví như "nhà kho ý thức", bởi vì nó chứa đựng hạt giống và chức năng chủ yếu của nó là bảo quản những hạt giống khác.

TRUE LOVE - TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC - Thích Nhất HạnhWhere stories live. Discover now