Chương VIII: Tìm lại sự bình yên

95 0 0
                                    


Trong những ngày tháng tập luyện thiền định sẽ càng ngày mang bạn trở về với thưc tại vốn dĩ, mang cho bạn khả năng chạm vào những điều xinh đẹp, những điều chân thật. Với cách này, sau vài tuần, niềm vui sẽ đến, bạn sẽ giải quyết được những khúc mắc ở bên trong bản thân, và bạn sẽ chhuyển những điều tiêu cực thành tích cực. Đức Phật dạy rằng: "Mục đích của việc thiền tập này đầu tiên chính là vì bản thân bạn. Tình yêu của vanh, sự quan tâm, khả năng của bạn đối với người khác, phụ thuộc vào việc yêu thương bản thân mình của bạn. " Nếu bạn không yêu bản thân, không chăm sóc bản thân, bạn sẽ không chấp nhận bản thân, nếu vậy thử hỏi sao bạn có thể chấp nhận người khác, và yêu anh ấy/ cô ấy đúng cách được? Cho nên, việc quay trở về với bản thân để có khả năng hoàn thành việc chuyển hóa con người bên trọng bạn là điều rất cần thiết.

Mỗi người trong chúng ta đều là vị vua của một lãnh thỏ rộng lớn có 5 dòng sông chảy qua. Dòng sông thứ nhất là cơ thể chúng ta, tuy vậy, chúng ta còn chưa hiểu rõ về nó. Dòng sông thứ hai là giác quan. Mỗi cảm xúc như những giọt nước trên sông, có lúc thoải mái, có lúc khó chịu, và có những lúc ở giữa lưng chừng hai thái cực đó. Thiền định là ngồi trước dòng sông của sự nhảy cảm và xác định được khi nào xúc giác nào trỗi lên. Dòng sông thứ ba là sự nhận thức, cũng chính là quan sát. Bạn phải nhìn thật sâu vào bên trong bản chất để thấu hiểu tường tận. Dòng sông thứ tư là những suy nghĩ, cấu tạo của tâm trí ta, nơi có 51 nhánh sông nhỏ khác tượng trưng 51 hình thái khác nhau của tinh thần. Và cuối cùng, dòng sông của ý thức, dự cảm.1

Lãnh thổ của chúng ta bạt ngàn nhưng chúng ta không có trách nhiệm như một hoàng hậu hay đức vua. Chúng ta né tránh và không thực sự theo dõi vương quốc của mình. Có quá nhiều cảm xúc trong cảm xúc, có quá nhiều sự đau khổ, có quá nhiều nỗi đau đớn – và đó là nguyên nhân khiến chúng ta chần chừ không muốn tìm về vương quốc của mình. Những việc chúng ta thường làm là chạy trốn khỏi nó. Nếu có việc rảnh chúng ta sẽ xem phim, đọc tạp chí và không dám đối diện với chính vùng đất của mình. Chúng fa sợ hãi những thương tổn ngầm bên trong chúng ta, sợ hãi những mâu thuẫn và những cuộc chiến cảm xúc bên trong nó.

Việc thiền tập chánh niệm, thiền tập thiền đinh, bao gồm việc trở về với bản thân là để tìm lại sự bình yên và nhịp điêu sống bên trong chúng ta. Năng lượng mà chúng ta có thể tạo ra là năng lượng chánh niệm. Chánh niệm là một loại năng lượng mang đến sự tập trung, sự thấu hiểu và lòng yêu thương. Nếu chúng ta quay trở về với bản thân, tìm về với sự bình yên, việc giúp đỡ người khác trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Chăm sóc bản thân, tái thiết lập sự an yên trong bạn, là điều kiện căn bản để giúp đỡ người khác. Vậy nên bạn phải tránh trở thành quả bom, cốt lõi của nỗi đau của bạn và của người khác, và bạn phải thật sự giúp người mà bạn yêu thương gỡ kích nổ của quả bom. Để có thể giơ tay giúp, bạn cần bỏ vào đó một chút sự kiên nhẫn, một chút sự hồ hởi, một chút lòng trắc ẩn. Đó là những gì chúng ta có được thông qua chánh niệm mỗi ngày, bởi vì chánh niệm giống như một sảnh đường thiện định; nó cũng có thể là căn bếp, khu vườn, khi chúng ta nói chuyện điện thoại, khi chúng ta lái xe, khi chúng ta dùng bữa.

Nếu bạn làm theo phương thức này thường xuyên, thì ba tuần là đủ để thấy sự dịch chuyển nỗi đau bên trong bạn, sự vui tươi, sự từ bi bên trong bạn sẽ xuất hiện trở lại, và đó chính là điều kiện để bạn giúp đỡ những người bạn yêu. Phương thức này hoàn toàn có thể thực hiện hàng ngày, giúp chúng ta nhận ra chân thiện mỹ, giúp chúng ta chữa lành những nỗi đau.

1- Trong đoan văn này, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh giới thiệu 5 skandhas hay 5 uẩn. Theo triết học Phật Giáo, có 5 yếu tố tạo thành con người, toàn bộ thân tâm. Ngoài 5 uẩn đó ra không có gì gọi là "ta".

Phần này mình giải thích thêm nha..

Ngũ uẩn là

1. Sắc uẩn, chỉ sự nhận biết mình có thân và sáu giác quan (hay còn gọi là lục căn, bao gồm mắt, tai, mũi, lươi, thân và ý), do Tứ đại chủng (đất, nước, gió, lửa) tạo thành.

2. Thọ uẩn, tức là toàn bộ các cảm giác sự thay đỏi chung quanh, không phân biệt chúng là dễ chịu, khó chịu hay là trung tính.

3. Tưởng uẩn, là nhận biết được sự khác biệt, như là màu này khác màu kia, mùi này khác màu kia, cây này khác cây kia,...

4. Hành uẩn, là ý định, toan tính, suy nghĩ, cân nhắc trước 1 quyết định. Hành bao gồm tất cả các chủ tâm trước khi một hành động được hình thành.

5. Thức uẩn, là sự thận thức nhờ mặc định, mặc định cái này chua, mặc định cái này đắng, cái này có lợi, cái này không có lợi,.... Đây cũng là bước chuyển tiếp của tưởng uẩn và hành uẩn, từ sự cảm nhận sự khác biệt rồi suy tư cân nhắc xem mức độ khác biệt như thế nào, cho đến định nghĩa sự khác biệt bằng những danh từ hay tên gọi cho từng sự vật, sự việc, hiện tượng .

Đặc tính chung của Ngũ uẩn là Vô thường, Vô ngã và Khổ.

"Đời sốngcủa chúng ta thực chất chỉ là một chuỗi hiện tượng thân tâm, một chuỗi hiện tượngđã hoạt động vô lượng kiếp trước khi ta sinh ra và sẽ còn tiếp tục vô tận saukhi ta chết đi. Ngũ uẩn này, dù riêng lẻ từng uẩn hay hợp chung lại, chúngkhông bhề tạo thành một cái gọi là cái ta. Ngoài chúng ra, không còn cái gì đượcgọi là một thể của cái ta độc lập với chúng, để ta tạm gọi nó là cái ta. Lòngtin có một cái ta, có một nhân cách độc lập chỉ là ảo tưởng."

TRUE LOVE - TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC - Thích Nhất HạnhWhere stories live. Discover now