Chương VI: Lắng nghe tận bên trong trái tim

92 0 0
                                    


Vậy là bạn đã nhận được 4 thông điệp từ 4 câu niệm chú để thực hành cho một tình yêu đích thực. Bạn biết nó không hề khó để thực hiện 4 câu niệm chú này. Bạn nên học thuộc lòng chúng, và bạn phải có sự dung khí, sự thông thá, sự yêu thích để thiền tập những câu niệm chú này.

Nnưng nếu có một hoàn cảnh khó khăn cực kỳ, thì bạn sẽ làm như thế nào? Bạn có thể làm gì khi mà tình yêu có quá sự đau khổ giữa hai bạn? Bề ngoài bạn hành xử như kiểu hai bạn vẫn còn mặn nồng với nhau nhưng thực chất thì giữa hai bạn không hề có hạnh phúc và không hề có sự tiếp xúc, nói chuyênh nào giữa đôi bên. Bạn có lẽ đã đánh mất khả năng lắng nghe và khả năng truyền đạt. Giao tiếp bỗng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Bạn sẽ làm gì trong tình huống này? Hai bạn sống với nhau nhưng lại làm cho nhau đau khổ.

Theo Đạo Phâtk, chúng ta đang đối mặt với samyojana, một cục ung nhọt ở trong chúng ta mà có thể được coi như là "kiết sử" – (những phiền não trong nội tâm ý thức của con người, sinh ra những chướng ngại khiến con người mãi trong một vòng luẩn quẩn – DG). Khi bạn nói những điều tổn thương người khác, người đó sẽ hình thành một "kiết sử". Nếu ngườu đó đã được học một khá về Phật Pháp thì họ sẽ biết cách giải quyết nút thắt. Nếu không, vấn đề đó vẫn cứ mãi tồn đọng trong tiềm thức của người đó. Nếu bạn là một người thiền tập phương pháp thở chánh niệm, bạn sẽ nhận ra cái nút thắt của người đó và cùng người đó giải quyết nó. Mỗi ngày chúng ta nói và làm những điều có thể vô tình đụng đến cái "kiết sử" của người ta yêu. Theo đó, nỗi đau trong họ càng ngày càng lớn dần và họ sẽ như một quả bom B52 chờ ngày phát nổ. Những lời nói có thê khích lên sự tức giận của ai đó, người mà bạn sợ tiếp cận hay trò chuyện bởi vì họ như một quả bom nổ chậm chất chứa quá nhiều phiền muộn. Khi mà bạn cố tránh xa khỏi người đó thì họ sẽ nghĩ bạn khinh dễ họ và điều đó càng làm họ buồn đau hơn nữa. Bạn có thể cũng sẽ trở thành một quả bom, bởi vì bạn đã đánh mất kỹ năng giảng hòa bằng ngôn ngữ, đánh mất kỹ năng thấu hiểu, cũng như đánh mất kỹ năng lắng nghe. Và tất cả điều đó khiến sự giao tiếp của bạn gặp khó khăn.

Trong Đao Phật, chúng tôi nói về Bodhisattva ( Quan Thế Âm Bồ Tát), người tên là Avalokiteshvara, rất am hiểu về nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu nỗi đau của muôn loài. Nếu chúng ta gọi tên ông ấy hàng ngày (Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát), chúng ta đang học cách lắng nghe, lắng nghe thật sự, dồn hết tâm trí để lắng nghe, thì đó được gọi là sự thiền định. Nếu bạn biết cách để thiền tập thở chánh niệm, bạn sẽ ước duy trì sự bình tĩnh và lòng nhân từ nuôi dưỡng bên trong bạn, do đó, lắng nghe tận bên sâu trái tim sẽ là một điều không xa vời.

Xuyên suốt quá trình thiền định từ đi bộ, ngồi cho đến việc hít thở, chúng ta có thể bồi dưỡng thêm sự bình tĩnh, nâng cao nhận thức, tu tập từ bi, - và đó là cách chúng ta ngồi xuống và lắng nghe nhau. Điều mà người chịu tổn thương cần nhất chính là nhu cầu được lắng nghe, và bạn là người có thể làm được điều đó. Nếu ai đó cần sự giúp đỡ từ một nhà tâm lý thì là bởi họ không có ai lắng nghe cả. Nhà trị liệu tâm lý sẽ ngồi lắng nghe họ, nhưng tôi biết nhiều nhà tâm lý học cũng có những đau khổ cùng cực của họ và không phải ai cũng có khả năng lắng nghe thật sự điều mà khách hàng chia sẻ.

Vậy nên, nếu chúng ta yêu ai đó, chúng ta phải được rèn luyện kỹ năng lắng nghe. Khi lắng nghe một cách điềm tĩnh và thấu hiểu, chúng ta sẽ làm xóa bớt những đau khổ bên trong họ. Một tiếng đồng hồ có thể giúp giải tỏa những căng thẳng của ngươig đó. Oử Thung lũng Plum, chúng tôi có một nơi dành cho việc thiền tập này, việc lắng nghe từ tận bên sâu rất quan trọng. Mỗi tuần, chúng tôi ngôù cùng hhau 1 đến 2 lần để thiền tập lắng nghe. Và khi chúng tôi lắng nghe, chúng tôi không nói gì cả; chúng tôi thở chánh niệm và mở rộng con tim để thật sự lắng nghe người khác. Một tiếng trôi qua thật sự rất hiệu nghiệm, và điều đó rất quan trọng đối với người bạn yêu thương.

TRUE LOVE - TÌNH YÊU ĐÍCH THỰC - Thích Nhất HạnhWhere stories live. Discover now