CHƯƠNG 9: GÒ BÊ TÔNG

Start from the beginning
                                    

Sáng hôm sau, mọi người cứ xôn xao. Chẳng là người họ hàng của bà Hon tới thắp hương với làm lễ 49 ngày cho bà Hon thì nhìn thấy đôi dép nhựa mà bà hay đi, đã được cất cẩn thận trong tủ thờ, tự nhiên lại nằm ngay ngắn trước cửa ra vào. Hóa ra đêm tôi nằm mơ cũng chính là đêm thứ 49 từ lúc bà mất. Chẳng hiểu tại sao đôi dép lại được để ở đó, không ai nhận mình đã làm việc này. Hôm ấy hàng xóm láng giềng qua thắp hương cho bà Hon rất đông. Khi sinh thời bà Hon sống hiền lành tốt bụng nên ai cũng yêu quí. Tôi thầm nghĩ rằng, có lẽ đêm qua, bà đã đi thật rồi. Bà xỏ đôi dép mình hay đi, bước qua cửa nhà và sang một cõi khác.

Sau những lời mẹ tôi nói, tôi lại đâm ra tủi thân và hờn ghét bà. Tôi trách bà tại sao lại muốn kéo tôi xuống Âm phủ? Đành rằng bà yêu quý tôi quá muốn tôi đi cùng, nhưng như thế có phải là ích kỉ quá không? Có phải là cướp đi mạng sống của tôi không?

Tôi tháo chiếc vòng bà tặng ra cất đi, không thèm đụng đến nữa. Mỗi khi đi chùa hay có chuyện gì buồn rầu, tôi cũng không khấn tên bà nữa. Tôi dần quên đi bà.

Lời hờn trách ấy của tôi mãi sau này mới có người giải đáp cho tôi. Đó là một người thầy mà tôi rất kính mến, người đã giải thoát cho tôi khỏi những tháng ngày mắc kẹt ấy. Thầy nói với tôi rằng: "Nhiều người sau khi chết không ý thức được rằng mình đã chết. Người ta vẫn ở lại nơi chốn người ta từng ở, làm những việc người ta hay làm. Đến lúc thực sự phải rời đi, họ chỉ biết là họ phải đi, chứ vẫn không biết là mình không còn trên thế giới loài người nữa. Trong giấc mơ đấy của cô, bà Hon đó phải rời cõi tục chuyển sanh sang các cõi khác, thế nhưng ý niệm của bà vẫn hướng về cô, vẫn yêu thương cô và vẫn muốn ở bên cạnh chăm sóc cho cô. Chính vì thế nên bà vẫn rủ cô đi chợ như thói quen lúc còn sống thôi, chứ không hề có ý định làm hại gì cô cả...".

Lần đó nghe thầy nói, tôi đã khóc rất nhiều. Tôi vẫn còn nhớ lời bà: "Họ tìm đến con vì cái duyên nào đó, chứ chưa chắc đã có ý hại con...". Tôi ân hận vì đã trách lầm bà, đã lãng quên bà. Sự đau khổ nhiều nhất của một con người không phải là cái chết mà là sự lãng quên. Bà ra đi, không con cái thờ phụng, người bà yêu quý nhất là tôi lại chọn cách quên đi bà, thật tàn nhẫn. Chiếc vòng bà tặng cho tôi năm nào, tôi không còn tìm lại được nữa...

Sau sự kiện 49 ngày của bà Hon, cả xóm tôi lại xôn xao vì một điều khác.

Chẳng là, ở trên tầng 4 khu tập thể C6 của tôi có những điều cấm kị là lạ.

Dọc hành lang chật hẹp của dãy nhà, có một gò bê tông khá lớn, dài dài mọc lên ở gần cuối dãy hành lang, gần gần nhà bà Oanh, bà nội cái Miu. Nhìn nó giống như một bãi xi măng ai đó bất cẩn làm đổ ra vậy. Tuy nhiên người lớn luôn dặn bọn trẻ con chúng tôi TUYỆT ĐỐI không được dẫm lên khối bê tông đó. Đặc biệt tránh xa được thì càng tốt. Tôi nhìn thấy ai đi qua khu vực đó cũng đều ne né ra đi rất cẩn thận. Điều đó như một luật lệ bất thành văn của tầng 4 dãy nhà tôi, đến mức ai cũng coi đó là điều hiển nhiên, một tín ngưỡng mà không thắc mắc gì.

Thêm một điều cần phải lưu ý nữa, đó chính là căn phỏng cuối dãy. Căn phòng 412 đó có cánh cửa sơn xanh cũ kĩ, khác hẳn những cánh cửa của những phòng khác. Cánh cửa gỗ mục đó như một phiên bản cũ từ thời sơ khai nào đó, và lúc nào nó cũng đóng im ỉm. Căn phòng đó có người ở, điều đó là chắc chắn. Thi thoảng khi đi sang nhà bà Oanh chơi với con Miu, tôi vẫn nghe thấy tiếng động khe khẽ phát ra đằng sau cánh cửa đó. Nhưng quả thực ở đây từ bé đến lớn tôi chưa từng gặp mặt người ở trong căn phòng đó. Người lớn cũng dặn dò chúng tôi không được máy mó gì đến căn phòng đó. Vì thế nên chẳng đứa nào dại mà làm trái lời bố mẹ, nếu không sẽ bị no đòn.

TẬP THỂ 09/10Where stories live. Discover now