công thức viết mở bài <8>

357 1 0
                                    

Mở bài cho đề văn chứng minh nhận định điều còn lại với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói riêng của mình

Mở bài 1

Ai đó từng nói rằng hoa hồng ở lại giữa cuộc đời nhờ hương thơm say đắm, không nồng nàn như hoa cúc hay ngọt ngào như ngọc lan; loài chim sơn tước ở lại giữa cuộc đời : bởi tiếng hót thiết tha vút lên giữa dàn đồng ca rừng núi, Câu chuyện ấy gợi nhắc trong lòng người đọc nỗi băn khoăn: Có phải "điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình". 

Mở bài 2

Như cây đàn mất đi một dây, vườn hoa mất đi những bông hoa giàu hương sắc, như bầu trời thiếu vắng những vì sao, không có L. Tôn-xtôi, V. Huy-go, Banzắc, Puskin hay Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Thạch Lam... nền văn học của nhân loại sẽ trống trải biết nhường nào. Bởi lẽ những tác giả ấy thực sự đã tìm được "giọng nói của riêng mình". Và đó chính là "điều còn lại đối với mỗi nhà văn" điều làm nên vị trí của họ trong lòng người đọc. 

Mở bài 3

Cái đẹp trong trang văn của Nguyễn Tuân đã từng làm bao người mê đắm? Một thú tao nhã, một món ăn dân tộc đậm đà, một khung cảnh mĩ lệ... khi được miêu tả bằng ngòi bút tài hoa của một nhà văn "ngông", kiêu bạc bỗng ấn tượng lạ thường. Hàn Mặc Tử khi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam 1930 -1945 lại khiến độc giả ám ảnh bởi một hồn thơ lạ. Một tiếng thơ thay lời một thân phận phải chịu nhiều đau thương, bất hạnh. Đọc những vần thơ ấy, người ta đều thấy "mắt mờ lệ sau hàng chữ gấm". Và Xuân Diệu, chàng thi sĩ đem đến cho độc giả tiếng

Thơ mới; Nguyễn Bính, người đem đến một tiếng thơ quen... Những người nghệ sĩ ấy ngày càng khẳng định được vị trí xứng đáng trong lịch sử văn học dân tộc, phải chăng bởi họ thấm thía

một lẽ: "Điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình".

Mở bài 4:

Trong tác phẩm Thần khúc của Đan-tê, nhà văn Ý thế kỉ XV, có một chương nói về cảnh phòng giam nơi địa ngục có phòng giam dành cho kẻ giết người, có phòng giam dành 1 cho tên trộm và đặc biệt có cả phòng giam dành cho những người không có cá tính độc đáo. "Phòng giam dành cho những người không có cá tính" câu chuyện tưởng chừng vô lí ấy lại là sự ngụ ý sâu sắc của Đan-tê về thế giới văn chương nghệ thuật. Bởi vì nghệ thuật là lĩnh vực của "cái độc đáo". Muốn trụ vững với thời gian, muốn chiến thắng quy luật sàng lọc nghiệt ngã của sáng tạo, người nghệ sĩ phải để lại dấu ấn của riêng mình: "Điều còn lại đối với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình".

Mở bài 5:

Có ai đó đã từng ví mỗi nhà văn như một loài hoa, một thứ chim trong cánh rừng đại ngàn văn học. Mỗi loài hoa tỏa một hương thơm riêng cũng như mỗi thứ chim cất lên một 1 giọng hót riêng. M tilde hat o i nhà văn sẽ chỉ sống được trong lịch sử văn học, trong tâm hồn người đọc khi anh ta tạo ra được giọng hót; một hương thơm của riêng mình. Bởi lẽ, "điều đó còn lại đối với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói của riêng mình"


Tài liệu học vănWhere stories live. Discover now