DỌN VỀ LÀNG - NÔNG QUỐC CHẤN

3 0 0
                                    

I. Tìm hiểu chung:

1. Tác giả, tác phẩm:

- Nông Quốc Chấn là nhà thơ dân tộc Tày. Thơ ông đậm bản sắc dân tộc miền núi.

- Tác phẩm: (SGK)

2. Hoàn cảnh ra đời:(SGK)

II. Hướng dẫn đọc thêm:

1. Đặc sắc về nội dung:

a. Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao - Bắc - Lạng và tội ác của giặc Pháp:

- Cuộc sống ″cay đắng đủ mùi″ của nhân dân:

+ Chạy giặc loạn lạc trong cảnh mưa bão mịt mù, sấm sét dữ dội.

+ Sống đói khát, ngột ngạt, kinh hoàng; chết không ai chôn.

+ Đặc biệt là hình tượng người mẹ - chịu đựng bao đau thương, mất mát nhưng cũng hết sức can trường trước mọi gian nan, thử thách trước mọi suy ngẫm. Đó vừa là người mẹ thân yêu trong tâm thức tác giả, vừa là người mẹ quê hương trong ý nghĩa tự thân của tác phẩm.

- Tội ác của giặc Pháp: Đốt trơ trụi, vét hết quần áo, bắt dân làng, tra tấn, đánh đập.

⇒ Đó là bi kịch của dân tộc ta, nỗi đau lớn của nhà thơ. Có thể coi bài thơ là bản cáo trạng kẻ tọi thực dân xâm lược, qua đó bộ lộ thái độ của tác giả về sức chịu đựng và tình cảm yêu nước của dân tộc vùng cao.

b. Niềm vui khi được ″Dọn về làng″:

- Bố cục giản dị: Mở đầu là niềm vui khi Cao - Bắc - Lạng được giải phóng ⇒ nỗi buồn tủi, xót x,a căm giận bọn ngoại xâm đã tàn phá, gieo rắc tội ác lên quê hương ⇒ đoạn kết: trở lại cảm xúc mừng vui, hân hoan vì quê hương thanh bình trở lại.

- Thể hiện niềm vui mang nét riêng: lối nói cụ thể, cảm xúc, suy nghĩ được diễn đạt bằng hình ảnh: ″Người đông như kiến, súng đầy như củi″, ″Đường cái kêu vang tiếng ô tô... mái nhà lá″

⇒ Niềm vui Cao - Bắc - Lạng giải phóng được thể hiện bằng một phong cách riêng, đậm màu sắc độc đáo của tư duy người miền núi. Từ những chi tiết, hình ảnh, âm thanh cụ thể, niềm vui tràn ngập như vút lên trên từng câu thơ. Qua đó, thể hiện khát vọng tự do của dân tộc ta.

III. Tổng kết:

Bài thơ có nội dung và nghệ thuật đặc sắc. Góp một gương mặt đặc biệt cho nền thơ Việt Nam.

Soạn văn 12Where stories live. Discover now