Việt Bắc

46 0 0
                                    

A. TÁC GIẢ

I. Vài nét về tiểu sử:

- Thời thơ ấu: Tố Hữu sinh ra trong một gia đình Nho học ở Huế - mảnh đất thơ mộng, trữ tình còn lưu giữ nhiều nét văn hoá dân gian.

- Thời thanh niên: Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân

- Thời kỳ sau CM tháng Tám: Tố Hữu đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hoá văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.

II. Đường cách mạng, đường thơ:

1. Từ ấy: (1937- 1946)

- Niềm hân hoan của tâm hồn trẻ đang gặp ánh sáng lý tưởng cách mạng, tìm thấy lẽ sống và quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng.

- Gồm có 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng.

2. Việt Bắc: (1946- 1954)

- Tiếng hùng ca thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và con người kháng chiến.

- Thể hiện những tình cảm lớn.

3. Gió lộng: (1955- 1961)

- Hướng về quá khứ để ghi sâu ân tình cách mạng- ngợi ca cuộc sống mới trên miền Bắc.

- Tình cảm thiết tha, sâu đậm với miền Nam ruột thịt.

4. Ra trận (1962- 1971), Máu và hoa ( 1972- 1977):

- Bản hùng ca về ″Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời″.

- Ghi lại chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh, khẳng định niềm tin, niềm tự hào phơi phới khi ″toàn thắng về ta″.

5. Một tiếng đờn (1992 ), Ta với ta (1999 ):

- Những suy tư, chiêm nghiệm mang tính phổ quát về con người, cuộc đời.

- Niềm tin vào lí tưởng và con đường cách mạng, tin vào chữ nhân luôn tỏa sáng trong mỗi tâm hồn con người.

II. Phong cách thơ Tố Hữu:

1.Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị sâu sắc.

-Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung

- Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.

- Những điều đó được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình, tự nhiên, đằm thắm, chân thành

2. Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu mang phong cách dân tộc đậm đà.

- Về thể thơ:

+ Vận dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc

+ Thể thất ngôn trang trọng mà tự nhiên

-Về ngôn ngữ: Dùng từ ngữ và cách nói dân gian, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt.

IV. Kết luận:

Thơ Tố Hữu là bằng chứng sinh động về sự kết hợp hài hoà hai yếu tố cách mạng và dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo thi ca.

Soạn văn 12Where stories live. Discover now