Chương 63 : Sinh nhật

5K 246 3
                                    

Edit : Hà Thu

Tuy mười tám bức họa trên bình phong không ghi lạc khoản ký tên, nhưng làm sao Thẩm Nghi Thu có thể không nhận ra được nét bút của ngoại tổ phụ được.

Những họa sĩ đương thời thường hay dùng những phương pháp vẽ như "Xuân tằm nhả tơ", dùng nét bút mảnh như sợi tóc vô cùng tinh tế, vẽ ra nữ tử cũng có thân hình khá đẫy đà, mặt tròn xoe vô cùng kiều diễn xinh đẹp.

Mà những nữ tử trước mắt này lại dùng lá ngọc lan tô lại theo kiểu "con giun". Đường cong biến hóa linh động, những nữ tử trong tranh vừa mảnh mai vừa tao nhã, xương khớp rõ ràng. Rất có phong thái của thời đại lục triều, chính là phong cách "Thiệu gia" điển hình.

Tuy thời gian ngoại tổ phụ đảm nhiệm vẽ tranh trong cung không quá dài, nhưng những bức tranh của ông đều được cố hoàng đế vô cùng yêu thích. Hầu hết các bức tranh sau này đều được chôn xuống hoàng lăng theo tiên đế, những bức còn lại trong cung cũng không nhiều. Một bộ bức tranh bình phong hoàn chỉnh như vậy thực sự rất hiếm thấy.

Càng quan trọng hơn là phương hướng và nét vẽ của hai nhân vật Tề Khương cùng Vệ Cơ có chút khác biệt rất nhỏ so với những bức tranh khác. Người ngoài có lẽ sẽ không nhìn ra được, nhưng Thẩm Nghi Thu là người thuận tay trái, đương nhiên cũng nhìn ra được người vẽ tranh cũng là người thuận tay trái.

Thẩm Nghi Thu còn nhớ sức khỏe của ngoại tổ phụ trong những năm tháng về già sau này không được tốt lắm. Những lúc có nhiệm vụ quan trọng, mẫu thân sẽ vẽ thay cho ông.

Mẫu thân rất thích vẽ tranh, của hồi môn của bà lúc xuất giá chính là những bức tranh vẽ bà từ khi còn nhỏ tới lúc trưởng thành.

Về sau đi Linh Châu, bà lại vẽ thêm rất nhiều nữa. Sông núi của Sóc Phương, cỏ cây, dê bò, ngựa, thôn làng...

Nhưng thứ bà thích nhất chính là vẽ rừng đào. Ở Hách Liên có một vườn trái cây rất rộng lớn, có rừng đào bạt ngàn. Mỗi khi tới thời điểm hoa đào nở rộ, gia đình bọn họ lại đi vào rừng du ngoạn.

Về sau bà bị bệnh không đi ra ngoài được nữa, chỉ có thể dựa vào kí ức ở trong đầu để tái hiện lại quang cảnh mây trời lộng lẫy qua từng nét bút.

Trước khi Thẩm Nghi Thu trở về Trường An, lão quản gia đã đóng gói hết tranh của mẹ nàng cho vào mấy chiếc rương lớn và vận chuyển tất cả bọn chúng về Trường An.

Những chiếc rương lớn đó không chỉ chứa đựng tranh vẽ của mẹ nàng, mà cũng là nơi chứa đựng những ký ức mà nàng quý trọng nhất.

Thế nhưng sau khi trở về Thẩm gia, tổ mẫu liền đem những người nàng mang về từ Linh Châu như quản gia, nô bộc và nhũ mẫu đuổi hết ra khỏi phủ. Những bức tranh trong mấy cái rương đó, Thẩm Nghi Thu cũng chưa từng được nhìn lại thêm một lần nào nữa.

Thời gian về sau nàng cũng có hỏi, nhưng tổ mẫu chỉ nói do đường từ Linh Châu tới Trường An xa xôi vạn dặm, trên đường đi đã rơi mất hết rồi.

Lần đầu tiên khi Thẩm Nghi Thu bị tổ mẫu nhốt vào Tây viên, chính là bởi vì nàng khóc nháo đòi mấy bức họa của mẫu thân nàng.

[HOÀN-EDIT] SAU TRÙNG SINH, THÁI TỬ PHI CHỈ MUỐN LÀM CÁ MUỐI Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ