3. Ý thức

19 0 0
                                    



CÂU 3: Quan niệm của triết học Mác– Lenin về nguồn gốc, bản chất của ý thức. Mối quan hệ giữa vật chất vàý thức.Ý nghĩa phương pháp luận của mối liên hệ này trong nhận thức và hoạt động thực tiễn

1. Nguồn gốc của ý thức

Ý thức là thuôc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não của con người

* Nguồn gốc tự nhiên:

- Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là 1 thuộc tính của vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của 1 dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người. Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức. Ý thức là chức năng của bộ óc người. Hoạt động ý thức của con người diễn ra trên cơ sở hoạt động thần kinh sinh lý của thần kinh của bộ óc người. Ý thức không thể diễn ra, tách rời hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người.

- Tuy nhiên, nếu chỉ có bộ óc không thôi mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ óc phản ánh lại những tác động đó thì cũng không thể có ý thức. Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng.

- Là hình thức cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực, ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao của thế giới vật chất, cùng với sự xuất hiện của con người. Ý thức bắt nguồn từ 1 thuộc tính của vật chất - thuộc tính phản ánh - phát triển thành.

Như vậy, bộ óc người cũng với thế giới bên ngoài tác động lên nó – đó chính là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.

* Nguồn gốc xã hội:

- Điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là những tiền đề , nguồn gốc xã hội. Ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc người nhờ lao động, ngôn ngữ và quan hệ xã hội.

- Chính nhờ lao động nhằm cải tạo thế giới khách quan mà con người mới có thể phản ánh được thế giới khách quan, mới có ý thức về thế giới đó.

- Quá trình hình thành ý thức là kết quả hoạt động chủ động của con người. Con người có ý thức vì chính vì con gnười chủ động tác động vào thế giới thông qua hoạt động thực tiễn để cải tạo thế giới. Ý thức con người được hình thành thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

- Ngôn ngữ do nhu cầu của lao động và nhờ lao động mà hình thành. Nó là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức. Không có ngôn ngữ thì ý thức không thể tồn tại được. Ý thức không phải là hiện tượng thuần túy cá nhân mà là một hiện tượng có tính chất xã hội, do đó không có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thức không thể hình thành và phát triển được.

Như vậy, nguồn gốc trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội.

2. Bản chất của ý thức:

SGK

3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức


4. Ý nghĩa phương pháp luận trong việc sử dụng mối quan hệ này trong thực tiễn

1/ Vì vật chất quyết định ý thức, sinh ra ý thức cho nên mọi chủ trương CS hoạt động nhận thức, hoạt động con người đều phải xuất phát từ hiện thực khách quan và hoạt động tuân theo quy luật khách quan, nghĩa là chúng ta phải có quan điểm khách quan trong nhận thức hoạt động thực tiễn.

2/ Xuất phát từ hiện thực khách quan, không phải từ những cái lẻ tẻ của hiện thực khách quan, phải xuất phát từ cái chung là quy luật khách quan.

+ Hoạt động tuân theo quy luật (quan điểm khách quan) là nhận thức sự vật phải tôn trọng chính nó có, phải phản ánh đúng quy luật vận động phát triển của sự vật và chống chủ nghĩa khách quan, đồng thời chống chủ quan duy ý chí.

3/Vì ý thức có tính độc lập tương đối, có tính năng động sáng tạo có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động con người, cho nên cùng với xuất phát từ cái hiện thực khách quan thì phải phát huy tính năng động chủ quan , tức là phát huy mặt tích cực ý thức, hạn chế mặt tiêu cực của ý thức.

Ví dụ: Trước một trận đánh làm quyết tâm thư, tự phê bình và phê bình, rút ra những nhược điểm để tiến bộ, khắc phục những mặt tiêu cực.

Giáo dục nhận thức thông qua phong trào, thực tiễn tư tưởng cục bộ đ phong, đạo đức giả

4/ Giữa vật chất và ý thức chỉ có đối lập tuyệt đối trong phạm vi nhận thức luận. Ngoài lĩnh vực đó ra, sự phân biệt chỉ là tương đối (Câu của Lê Nin)

Vì thế một chính sách đúng đắn là cơ sở liên kết hợp hai yếu tố này.

Ví dụ: giáo dục chính trị, tư tưởng gắn liền với khuyến khích lợi ích vật chất như đạt danh hiệu thi đua, được phần thưởng.

+ Công tác tư tưởng phải gắn liền với công tác tổ chức nếu tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, yếu tố kinh tế mà coi nhẹ ý thức của con người, coi nhẹ tính năng động , sáng tạo của con người sẽ rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường, ngược lại nếu tuyệt đối hóa yếu tố ý thức và coi nhẹ điều kiện vật chất nhất định thì sẽ rơi vào chủ nghĩa chủ quan duy ý chí.

Ví dụ: một thời kỳ đề ra vấn đề công hữu , xây dựng quan hệ sản xuất không dựa trên lực lượng sản xuất.

nguyên lí 1Where stories live. Discover now