4. Mối liên hệ phổ biến

19 0 0
                                    


CÂU 4: Nội dung vàý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mốilien hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển

1.Mối liên hệ phổ biến

a, Nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến

b, Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý mối liên hệ phổ biến

- Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta khi phân tích về sự vật phải đặt nó trong mối quan hệ với sự vật khác. Đồng thời phải nghiên cứu tất cả những mặt, những yếu tố, những mối liên hệ vốn có của nó. Qua đó để xác định những mối liên hệ bên trong, bản chất...để từ đó nắm được bản chất, quy luật của sự vật và hiện tượng.

- Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi khi nghiên cứu sự vật phải thấy sự tồn tại vận động và phát triển của bản thân các sự vật và hiện tượng là 1 quá trình có tính giai đoạn, tính lịch sử cụ thể. Cho nên khi phân tích tính toàn diện về các mối liên hệ của sự vật phải đặt nó trong mối quan hệ cụ thể, với những điều kiện lịch sử cụ thể của các mối quan hệ đó.

2. Nguyên lý về sự phát triển

a, Nội dung

- Phát triểnlà một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

- Nguồn gốc của sự phát triển nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó là mâu thuẫn trong bản thân sự vật. Quá trình giải quyết liên tục những mâu thuẫn đó quy định sự vận động, phát triển của sự vật.

- Phát triển là 1 trường hợp đặc biệt của sự vận động. Trong quá trình phát triển sẽ nảy sinh tính quy định mới cao hơn về chất. Nhờ vậy làm tăng khả năng hoàn thiện về : cơ cấu tổ chức; về phương thức tồn tại và vận động; về chức năng vốn có của sự vật.

- Phát triển là quá trình vận động phức tạp, quanh co, bao gồm cả sự thụt lùi tương đối, nhưng xu hướng chung là vận động đi lên.

- Phát triển diễn ra theo xu hướng đường xoáy ốc, nghĩa là trong quá trình phát triển dường như có sự quay lại điểm xuất phát nhưng trên cơ sở cao hơn. Phát triển diễn ra theo cách thức đứt đoạn trong liên tục, nghĩa là từ sự tích lũy về lượng dẫn tới thay đổi về chất, rồi từ sự thay đổi về chất tác động trở lại sự thay đổi về lượng. Cứ như vậy, phát triển diễn ra 1 cách khách quan, tự thân, vốn có của sự vật.

- Tính chất của sự phát triển:

+ Tính khách quan

+ Tính phổ biến

+ Tính đa dạng, phong phú

b, Ý nghĩa phương pháp luận:

- Khi xem xét sự vật hiện tượng phải đặt nó trong sự vận động, phát triển, phải phát hiện ra các xu hướng biến đổi chuyển hóa của chúng.

- Phát triển đồi hỏi phải nắm vững các nguyên tắc tích lũy về lượng để thay đổi về chất, giải quyết triệt để bên trong; đồng thời phải kế thừa, chọn lọc cái cũ, ủng hộ cho sự ra đời cái mới non nớt, nhỏ bé.

nguyên lí 1Where stories live. Discover now