13. Cơ sở hạ tầng kiến trúc thượng tầng

1.6K 3 0
                                    


Câu 13: Khái niệm cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Ý nghĩa của việc nắm vững mối quan hệ này trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay.

1. Khái niệm cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng

a. Khái niệm cơ sở hạ tầng

Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội.

Cơ sở hạ tầng của một xã hội, trong toàn bộ sự vận động của nó, được tạo nên bởi các quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mới tồn tại dưới hình thái mầm mống, đại biểu cho sự phát triển của xã hội tương lai; trong đó quan hệ sản xuất thống trị chiếm địa vị chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, định hướng sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội và giữ vai trò là đặc trưng cho chế độ kinh tế của một xã hội nhất định. Sự tồn tại của ba loại hình quan hệ sản xuất cấu thành cơ sở hạ tầng của một xã hội phản ánh tính chất vận động, phát triển liên tục của lực lượng sản xuất với các tính chất kế thừa và phát triển.

Như vậy, cơ sở hạ tầng của một xã hội đóng vai trò "kép": một mặt, với lực lượng sản xuất, nó giữ vai trò là hình thức kinh tế - xã hội cho sự duy trì, phát huy và phát triển lực lượng sản xuất; mặt khác, với các quan hệ chính trị - xã hội, nó đóng vai trò là cơ sở hình thành kết cấu kinh tế, làm cơ sở hiện thực cho sự thiết lập một hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội.

VD: Trong xã hội phong kiến: chiếm hữu nô lệ, nguyên thủy là quan hệ tàn dư, phong kiến là quan hệ thống trị, tư bản chủ nghĩa là quan hệ mầm mống.

b. Khái niệm kiến trúc thượng tầng

Theo quan điểm của C.Mác, khái niệm kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ toàn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị-xã hội tương ứng, được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.

Kiến trúc thượng tầng của mỗi xã hội là một kết cấu phức tạp, có thể được phân tích từ những giác độ khác nhau, từ đó cho thấy mối quan hệ đan xen và chi phối lẫn nhau của chúng. Từ giác độ chung nhất, có thể thấy kiến trúc thượng tầng của một xã hội bao gồm: hệ thống các hình thái ý thức xã hội và các thiết chế chính trị-xã hội tương ứng của chúng.

Trong xã hội có giai cấp, đặc biệt là trong các xã hội hiện đại, hình thái ý thức chính trị và pháp quyền cùng hệ thống thiết chế, tổ chức chính đảng và nhà nước là hai thiết chế, tổ chức quan trọng nhất trong hệ thống kiến trúc thượng tầng của xã hội.

VD: Trong xã hội phong kiến, con vua thì lại làm vua, cha truyền con nối.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

Chủ nghĩa Mác- Lê nin đã khẳng định: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có quan hệ biện chứng không tách rời nhau, trong đó có cơ sở hạ tầng giữ vai trò quyết định kiến trúc thượng tầng. Còn kiến trúc thượng tầng là phản ánh cơ sở hạ tầng, nhưng nó có vai trò tác động trở lại to lớn đối với cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó.

nguyên lí 1Where stories live. Discover now