11.

37 0 0
                                    


Câu 11: Phân tích luận điểm của Lênin: "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, nhận thức thực tại khách quan". Ý nghĩa phương pháp luận của luận điểm trên.

Trả lời:

- Định nghĩa nhận thức: Nhận thức là 1 quá trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan.

- Phân tích luận điểm của Lênin:

o Nhận thức theo Lênin là quá trình từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, đó là 1 quá trình biện chứng.

o Trực quan sinh động (giai đoạn nhận thức cảm tính) là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức. Ở giai đoạn này, nhận thức mới chỉ nhận biết được bề ngoài của sự vật cảm tính trong hiện thực khách quan.

Giai đoạn này có 3 hình thức cơ bản: cảm giác, tri giác và biểu tượng:

1. Cảm giác của con người về sự vật khách quan là hình ảnh sơ khai nhất, đơn giản nhất của quá trình nhận thức nhưng nếu không có nó thì sẽ không có bất cứ nhận thức nào về sự vật khách quan. Nó là cơ sở hình thành nên tri giác.

2. Tri giác là sự phản ánh tương đối toàn vẹn của con người về những biểu hiện của sự vật khách quan được hình thành trên cơ sở liên kết, tổng hợp các cảm giác về sự vật.

3. Biểu tượng là sự tái hiện hình ảnh về sự vật khách quan vốn đã được phản ánh bởi cảm giác và tri giác. Nó là hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính.

Tóm lại, đây mới là giai đoạn nhận thức bề ngoài, chưa đi sâu vào bản chất.

o Tư duy trừu tượng (hay nhận thức lý tính)

Đây là giai đoạn cao của quá trình nhận thức. Đó là sự phản ánh gián tiếp trừu tượng hiện thực khách quan và thông qua 3 hình thức cơ bản: khái niệm, phán đoán và suy lý.

· Khái niệm: Quá trình sử dụng ngôn ngữ để phản ánh những thuộc tính, những mối quan hệ bản chất phổ biến của sự vật, hiện tượng.

· Phán đoán: vận dụng các khái niệm để khẳng định hoặc phủ định 1 thuộc tính, 1 mối liên hệ nào đó của hiện thực khách quan.

· Suy lí: xuất phát từ 1 hay nhiều phán đoán làm tiền đề để rút ra phán đoán mới làm kết luận. Từ những phán đoán tiền đề dựa theo những qui luật của logic hình thức để tạo ra những phán đoán mới mang tính chân lí. Có các loại suy lí: suy lí trực tiếp và suy lí gián tiếp.

o Quan hệ biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính:

· Nhận thức cảm tính là cơ sở cho nhận thức lý tính.

· Nhờ có nhận thức lý tính thì nhận thức cảm tính mới nắm bắt được bản chất và quy luật của sự vật.

Tóm lại, sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, trong việc khắc phục chủ nghĩa kinh nghiệm và chủ nghĩa giáo điều.

nguyên lí 1Where stories live. Discover now