15.

60 0 0
                                    


- Câu 15: Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại Xã hội và ý thức xã hội? Trên cơ sở đó hãy khái quát những đặc điễm về đời sống tinh thần của người Việt Nam trong lịch sử và biểu hiện của nó trong hoạt động tinh thần của người Việt Nam hiện nay .

- I- Tồn tại xã hội và ý thức xã hội

- 1. Tồn tại xã hội là toàn bộ những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, bao gồm:

- - Hoàn cảnh địa lý.

- - Điều kiện dân số.

- - Phương thức sản xuất ra của cải vật chất.

- Trong ba nhân tố đó thì phương thức sản xuất ra của cải vật chất là nhân tố quyết định đối với tồn tại xã hội.

- 2. Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, bao gồm những tư tưởng, quan điểm, lý luận, tình cảm, tâm trạng, tập quán, truyền thống v.v. phản ánh tồn tại xã hội trong những giai

- đoạn phát triển khác nhau của lịch sử.

- Ý thức xã hội bao gồm tâm lý xã hội và hệ tư tưởng. Đó là hai trình độ, hai phương thức phản ánh khác nhau của ý thức xã hội. Nó có chung một nguồn gốc là phản ánh tồn tại xã hội và giữa chúng có quan hệ tác động lẫn nhau. Nhưng hệ tư tưởng xã hội không nảy sinh tự phát từ tâm lý xã hội và không phải là sự biểu hiện trực tiếp của tâm lý xã hội. Trong xã hội có giai cấp ý thức xã hội có tính giai cấp.

- II- Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội

- 1. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

- - Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội thể hiện: tồn tại xã hội sinh ra ý thức xã hội, còn ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội; tồn tại xã hội như thế nào thì ý

- thức xã hội như thế ấy; mỗi khi tồn tại biến đổi, nhất là phương thức sản xuất biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn học,

- nghệ thuật v.v. sớm muộn sẽ biến đổi theo.

- - Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là phản ánh tồn tại xã hội, nhưng không phải bất cứ tư tưởng, quan điểm lý luận xã hội nào, tác phẩm văn học nghệ thuật nào cũng nhất thiết trực tiếp phản ánh những quan hệ kinh tế của thời đại, mà chỉ xét đến cùng thì các quan hệ kinh tế mới được phản ánh bằng cách nay hay cách khác vào trong những tư tưởng đó. Bởi vì ý thức xã hội trong sự phát triển của mình có tính độc lập tương đối.

- 2. Tính độc lập tương đối và vai trò của ý thức xã hội

- Tính độc lập tương đối và vai trò của ý thức xã hội biểu hiện ở những mặt dưới đây:

- - Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội.

- - Ý thức xã hội có tính vượt trước tồn tại xã hội. Đó là những tư tưởng tiến bộ, khoa học.

- - Ý thức xã hội có nhiều hình thái khác nhau, giữa chúng có sự tác động qua lại lẫn nhau trong sự phát triển của chúng.

- - Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội là biểu hiện quan trọng nhất của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, biểu hiện tập trung vai trò của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.

- Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng xã hội đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó nảy sinh những tư tưởng nhất định; phụ thuộc vào vai trò lịch sử của giai cấp giương cao ngọn cờ tư tưởng đó; phụ thuộc vào mức độ phản ánh đúng đắn của tư tưởng đó đối với các nhu cầu phát triển của xã hội, phụ thuộc vào mức độ xâm nhập của tư tưởng đó vào quần chúng đông đảo.

- • Ở VN, công cuộc đổi mới đã diễn ra hơn 20 năm, nhưng ý thức xã hội còn lạc hậu chưa theo kịp với sự phát triển của tồn tại xã hội.Tâm lý coi thường phụ nữ,coi thường pháp luật vẫn còn nặng nề => ý thức xã hội chưa phù hợp.

- Hiện nay ta đã gia nhập sâu vào thương trường quốc tế (gia nhập WTO) nhưng ý thức, tâm lý xã hội chưa theo kịp sự ptriển của xã hội,làm ăn thiếu căn cơ bài bản,chưa tính đến sự bền vững lâu dài. Chính vì vậy mà chúg ta phải mạnh dạn tiếp thu những thành tựu văn hóa khoa học tiên tiến của thế giới. Mặt khác làm biến đổi tâm lý xã hội.

-

nguyên lí 1Where stories live. Discover now