Chương 30: Mộng Trường An - Ghi tâm khắc cốt

1.1K 28 66
                                    

Binh biến đã qua vài ngày, tàn cục cũng đã được dọn dẹp sạch, dư đảng tất cả đều bị bắt, nghe nói một nhà Triệu Vương vốn bị tru di cửu tộc lại được Địch Nhân Kiệt lên tiếng cầu xin, sau đó Quốc Cữu Gia cũng đột nhiên mở lời nói giúp. Đường Cao Tông (Lý Trị) vì thế nhún nhường, chỉ xử trảm những kẻ có liên quan mật thiết trong vụ án, còn lại tuy tránh khỏi tội chết nhưng tội sống khó tha, bị đày ra biên cương, một đời không được phép bước chân về kinh thành nửa bước.

Lý do Quốc Cữu Gia Vương Nguyên Phương lên tiếng cầu tình thì mọi người đều hiểu, hai năm trước đây, không phải phụ thân của Quốc Cữu Gia cũng là loạn thần tặc tử hay sao, dù rằng sau đó hối cải lại càng vì Quốc Cữu Gia lấy nghĩa diệt thân, nhưng chẳng ai quên được Quốc Cữu Gia vốn cũng là nhi tử của loạn thần. Thế nhưng mấy lời này triều thần có nghĩa trong lòng thế nào cũng không dám nói ra, sự kiện lần này, người lần công đầu chính là Quốc Cữu Gia, là Hoàng thất cũng là cánh tay đắc lực của Đường Cao Tông, làm gì có ai không cần mạng mà mở lời bác bỏ chứ.

Điều bọn họ không ngờ tới chính là Đích Nhân Kiệt. Lý do Địch Nhân Kiệt lên tiếng khuyên can cũng bởi vì hắn không muốn nhìn thấy một Lý Uyển Thanh tiếp theo, gánh trên vai mối thù toàn tộc. Trong cuộc chiến vương quyền này, có quá nhiều những đứa trẻ bất đắc dĩ lớn lên trong hận máu, mặc dù hắn cứu không hết được, nhưng cứu được ai hay người đó. Trong cuộc chiến vương quyền vốn dĩ làm gì có ai đúng ai sai, chỉ có người thắng và kẻ thua. Đấy là luật chơi, là luật chơi tàn khốc.

Địch Nhân Kiệt lập được công đầu, được Hoàng Thượng phong cho chức Đại Lý Thừa tam phẩm, có quyền phán xử quan lại từ tam phẩm trở xuống, lại được ban cho Thiết Quyển, có quyền trảm trước tấu sau.

Lý Uyển Thanh lần này có công, tội danh trên hộ tịch đều được bài trừ, cũng thay đổi. Cô không còn là con gái của loạn thần tặc tử, trên hộ tịch chỉ ghi chép, cô là nữ tử bá tánh bình dân. Có lẽ Địch Nhân Kiệt không để ý tới xuất thân của Uyển Thanh, nhưng dẫu sao Uyển Thanh cũng là con cháu của loạn đảng, để nàng thay đổi hộ tịch là một biện pháp không tồi. Uyển Thanh lại xin Hoàng Thượng phê chuẩn, để trên hộ tịch của cô ghi nguyên quán là Tịnh Châu. Mặc dù Hoàng Thượng không có ban hôn cho hai người Địch Nhân Kiệt và Lý Uyển Thanh, nhưng trên thực tế đã ngầm cho phép Địch Nhân Kiệt nạp Uyển Thanh làm thê tử, ngày thành hôn cũng đã định rồi, là ngày mùng ba tháng hai âm lịch.

Địch Nhân Kiệt là một người tài ba, hắn nhất định sẽ đi vào trong sử sách, thế nhưng thế tử bình dân của hắn theo quy định của sử quan lại không có cách nào cùng hắn lưu vào trong sử sách. Uyển Thanh tất nhiên hiểu được những điều này, hơn nữa cô cũng không mấy bận tâm về chúng, cái cô để ý chính là được cùng Hoài Anh nắm tay tới già. Một câu "Ta để tâm" của Địch Nhân Kiệt năm đó đã vô thức ghim sâu vào đáy lòng Uyển Thanh. Cô cũng muốn nói với hắn một câu: "Nguyện theo chàng tới chân trời góc bể", trước đây muốn rời xa hắn bởi vì lo sợ cho thanh danh và sự nghiệp của hắn vì cô mà bị hủy, bây giờ không cần phải lo lắng nữa rồi.

Quả nhiên sau này, Địch Nhân Kiệt đi vào trong sử sách, có tên phụ thân và cả nhi tử sau này của hắn, thế nhưng thê tử của vị quan tài ba Địch Nhân Kiệt mãi mãi là một ẩn sổ đối với thế nhân sau này. Người ta đồn đại, thê tử của Địch Nhân Kiệt có lẽ là tội thần vì thế không được sử quan ghi chép, lại có lời đồn thê tử của Địch Nhân Kiệt là một nữ tử tầm thường một đời chưa từng bước ra khỏi đại môn không liên hệ với thế sự. Nhưng lại có một dị văn cổ từng ghi chép, thê tử của Địch Nhân Kiệt vốn là thanh mai trúc mã của hắn, là một nữ tử Tịnh Châu...

[HOÀN] Mộng Trường AnDonde viven las historias. Descúbrelo ahora