ktd11. Phương pháp kiểm tra, đánh giá độ côn, độ ô van của chốt piston.

4.4K 1 0
                                    

11. Phương pháp kiểm tra, đánh giá độ côn, độ ô van của chốt piston. Kiểm tra độ côn Xác định đường kính tại tiết diện I-I và II-II cách nhau chiều dài chuẩn L. Độ côn tuyệt đối bằng hiệu hai đường kính đo được. Độ côn tương đối bằng tỷ số sai lệch giữa hai đường kính đo và chiều dài chuẩn kiểm tra L. Dùng sơ đồ đo hai tiếp điểm để hạn chế sai số chuẩn và vấu chống di chuyển dọc trục để hạn chế sai số do sai số prôphin dọc trục. Để giảm sai số hệ thống do chuẩn đo gây ra, ta đo tại tiết diện I-I rồi đảo đầu để đo tại tiết diện II-II.

Hình 3.29. Kiểm tra độ côn theo sơ đồ đo hai tiếp điểm Gá đặt chi tiết dễ vì không có sai số chuẩn. Chuyển đổi đo được chỉnh "0" bằng chi tiết mẫu có độ côn kiểm định trước.

Hai nhánh đo khí nén theo dõi đường kính ở hai tiết diện cách nhau một khoảng L. áp đo được dẫn vào hai đầu của thiết bị chỉ thị là dụng cụ đo áp suất vi sai như áp kế chữ U, áp kế màng hoặc thiết bị chỉ ngay độ côn của chi tiết.

Hình 3.30. Chuyển đổi khí nén đo độ côn của trục

Độ phình thắt

Hình 3.31. Kiểm tra độ phình thắt theo sơ đồ hai tiếp điểm Độ phình thắt (độ tang trống, yên ngựa) được đo bằng cách xác định đường kính chi tiết tại ba vị trí (hai tiết diện bên và một ở trong). Thường phình thắt đều tức tại tiết diện giữa nên xác định đường kính thứ ba tại tiết diện giữa. Độ phình thắt bằng hiệu của đường kính lớn nhất dmax và nhỏ nhất dmin trong ba đường kính trên cùng một tiết diện qua trục. Nếu dạng phình thắt không đều thì việc đo độ phình thắt phải chuyển thành đo biến thiên đường kính dọc trục.

studentNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ