Trường sinh Âm - Dương khí công

821 2 0
                                    

Trường sinh Âm - Dương khí công

Trường sinh Âm – Dương khí công

A. Sơ luận:

Trường sinh Âm – Dương khí công là phương pháp điều hòa âm dương giống trời và đất, ngày và đêm, cứng và mềm … : Người xưa có câu “Bậc trí biết nuôi dưỡng sự sống bằng cách cân bằng âm dương, điều hòa được sức mạnh và cái mềm mại (cương – nhu) thì không bệnh tật nào xảy ra và kéo dài được sự sống”.

B. Yếu lĩnh tập luyện:

Bài tập này từ eo lưng (rốn) trở lên phải mềm mại, xoay chuyển trơn tru, đầu óc trống rỗng/ tỉnh táo, tâm hồn hòa hợp với thiên nhiên/ cảnh quan, đầu lưỡi chạm vòm miệng, thở chậm/ đều/ tự nhiên. Từ phần eo trở xuống vững chắc, uyển chuyển, thu mông, nhíu hậu môn.

Lưu ý:

- Tình dục điều độ;

- Uống rượu/ bia không quá say;

- Không giận dữ hay vui/ buồn quá trước bất kỳ sự việc nào;

- Ung dung, tự tại, luôn tin tưởng vào chính bản thân mình;

- Ăn vừa đủ no, uống vừa đủ hết khát;

- Tập luyện đều đặn, đúng giờ đã định; cường độ tập tùy theo sức khỏe;

- Thời gian tập luyện tốt nhất trong ngày: 4 – 6h, 17 – 19h, 11 – 13h, 23 ngày hôm trước – 01h ngày hôm sau.

C. Hướng dẫn thực hành

I. Đạo dẫn thổ nạp (hít, dẫn khí)

Chuẩn bị:

- Chào mở đầu (nếu đã học võ thì chào theo kiểu của môn phải, nếu chưa thì hai chân đứng nghiêm, hai tay xuôi thẳng/ ép vào hai bên đùi cúi người về phía trước 30 độ).

- Hai chân mở rộng bằng vai và trụy gối, 2 cánh tay buông lỏng 2 bên hông; thu cằm, nổi ngực, hóp bụng, mắt nhìn thẳng.

Thực hiện: Hít vào người từ từ nổi lên theo hơi thở, đồng thời 2 cánh tay mở rộng sang 2 bên vai, mở theo hình vòng cung, hướng lên trời. Khi tay lên ngang vai là lúc khí căng ngực, khi tay lên cao nhất là lúc khí căng đan điền (không thể hít vào được nữa), dừng thở, đồng thời ép tay xuống tới ngang hông để dẫn khí xuống đan điền, thả lỏng đồng thời thở ra vào xuôi tay, thả lỏng xuống tự nhiên, hơi chùng gối (để dẫn khí xuống chân).

Thực hiện 3 lần.

II. Thái bảo quy điền (dẫn khí về đan điền)

Chuẩn bị: Giống bài 1. Thực hiện bên phải trước.

Thực hiện: 

1. Bảo cầu xuyên thủ (Hai tay ôm cầu): Chân trái đứng yên, chân phải lùi về sau sao cho mũi bàn chân vuông góc với gót chân trước và cách chân trước bằng chiều dài bàn chân. Hai chân trước bằng chiều dài bàn chân. Hai bàn tay như ôm trái cầu trước bụng (bàn tay phải ở dưới, bàn tay trái ở trên).

khi congNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ