I. Đôi nét về tác giả
- Lỗ Tấn (1881- 1936) lúc nhỏ tên là Chu Chương Thọ, tên chữ là Dự Tài, sau đổi tên là Chu Thụ Nhân, ông sinh ra trong một gia đình quan lại sa sút
- Quê quán: phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc
- Sự ngiệp văn chương:
+ Ông chuyển hướng từ nghề y sang nghề văn vì ông tin rằng văn chương có thể trở thành vũ khí lợi hại để biến đổi tinh thàn dân chúng
+ Lỗ Tấn là nhà văn chiến đấu. Ông cống hiến cả cuộc đời cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Tác phẩm của Lỗ Tấn rất đa dạng: 17 tạp văn, hai tập truyện ngắn xuất sắc là Gào thét (1923) và Bàng hoàng (1926)
+ Truyện của Lỗ Tấn chủ yếu phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa cho nhân dân lao động dưới ách áp bức của chế độ phong kiến
+ Năm 1981, thế giới đã kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Lỗ Tấn với tư cách là danh nhân văn hóa Thế giới
- Phong cách tác giả: Coi văn chương như một vũ khí chiến đấu, đưa nhân dân thoát khỏi tình trạng "ngu muội"
II. Đôi nét về tác phẩm Cố hương
1. Hoàn cảnh sáng tác
Cố hương là một trong những truyện ngắn tiêu biểu nhất của tập Gào thét (1923)
2. Tóm tắt tác phẩm
Sau 20 năm xa cách nhân vật "tôi" trở về quê lần cuối cùng để giã từ làng cũ và chuyển đến nơi ở mới. Trong cảm nhận của nhân vật "tôi" cảnh vật và con người quê hương đã có sự thay đổi theo hướng tàn tạ đi. Nhân vật "tôi" gặp lại thím Hai Dương và Nhuận Thổ, một người đã từ 20 năm trước, giờ đây tiều tụy và túng bấn. Nhân vật "tôi" rời làng và nghĩ về con đường xã hội trong tương lai
3. Bố cục
3 phần
- Phần 1 (Từ đầu đến "Làm ăn sinh sống"): Nhân vật Tôi trên đường về quê
- Phần 2 (Tiếp đó đến "...quét"): Nhân vật Tôi những ngày ở quê.
- Phần 3 (Còn lại): Nhân vật Tôi trên đường xa quê.
4. Giá trị nội dung
Truyện ngắn phản ánh tình cảnh sa sút về mọi mặt của XH TQ đầu TK XX đồng thời phê phán và hi vọng của tác giả trên cơ sở tình yêu quê hương và nhân dân là cơ sở tư tưởng của tác phẩm.Đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.
5. Giá trị nghệ thuật
- Bố cục chặt chẽ, cách sử dụng sinh động những thủ pháp nghệ thuật : hồi ức, hiện tại, đối chiếu, đầu cuối tương ứng.
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật độc đáo góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.
- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- Sáng tạo hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa triết lý
YOU ARE READING
Học tốt văn bản SGK Ngữ Văn: Lớp 9
Short StoryMột tập tài liệu siêu to khổng lồ được tổng hợp và tích nhặt dựa trên kinh nghiệm từng trải của bản thân dành cho các em lớp 9. Ở đây anh sẽ đăng những ý soạn và văn bản mẫu trong SGK đã được tổng hợp cho các em tiện ghi chép, đỡ mất công tìm trên c...