#8: Kiều ở lầu Ngưng Bích

3.4K 70 6
                                    

I. Đôi nét về tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích

1. Vị trí đoạn trích

Đoạn trích nằm ở phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc. Sau khi bị Mã Giam Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, nàng định tự vẫn, Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải đưa nàng ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích với lời hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế nhưng thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện và tàn bạo hơn

2. Bố cục

- 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Thúy Kiều

- 8 câu tiếp: Nỗi nhớ thương Kim Trọng và nhớ thương cha mẹ của Kiều

- 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn và dự cảm trước tương lai sóng gió

3. Giá trị nội dung

Đoạn trích đã miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, đáng thương, nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo vị tha của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích

4. Giá trị nghệ thuật

Đoạn trích thành công ở nghệ thuật miêu tả nội tâm đặc sắc với bút pháp tả cảnh ngụ tình được coi là đặc sắc nhất trong Truyện Kiều

II. Dàn ý phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích

I. Mở bài

- Giới thiệu một vài nét về tác giả Nguyễn Du: đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, một cây bút xuất sắc của nền văn học

- Truyện Kiều là tác phẩm được coi là hồn dân tộc; đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" được trích từ Truyện Kiều, qua đoạn trích nhà thơ đã vô cùng tinh tế và sâu sắc khi diễn tả được tâm trạng của Thúy Kiều qua cảnh vật.

II. Thân bài

1. 6 câu thơ đầu : Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Thúy Kiều

a. 4 câu thơ đầu: bức họa về hoàn cảnh, không gian nơi Thúy Kiều ở

+ Khung cảnh thiên nhiên được miêu tả là khung cảnh trước lầu Ngưng Bích qua điểm nhìn từ trên cao, từ tâm trạng của Kiều

+ "Khóa xuân": khóa kín tuổi xuân, ở nơi đây, con người đã chẳng còn mong chờ đến tuổi thanh xuân nữa

+ "Non xa- trăng gần" đối nhau: tạo không gian xa rộng, nơi đây Kiều không có một người thân quen

+ Tác giả sử dụng từ ghép "bốn bề" đứng cạnh từ láy "bát ngát" gợi không gian rộng lớn không một bóng người,

+ Cảnh vật vốn có đường nét, màu sắc nhưng lại không đẹp, đã vậy còn gợi cảm giác cô đơn, rợn ngợp

⇒ Ở đây tác giả sử dụng vô cùng thành công bút pháp tả cảnh ngụ tình.

b. 2 câu thơ sau: Tình của Kiều

+ Từ láy "bẽ bàng": diễn tả nỗi xấu hổ tủi thẹn của Kiều, trong tâm trí nàng vẫn còn in đậm những sự việc vừa mới xảy ra: bị Mã Giám Sinh làm nhục, bị ép làm gái lầu xanh rồi giờ bị giam lỏng nơi đây

Học tốt văn bản SGK Ngữ Văn: Lớp 9Where stories live. Discover now