1. Vấn đề cơ bản triết học

59 0 0
                                    



I. Câu 1: Van de co ban cua triet hoc. Chu nghia duy vat va chu nghia duy tam , triet hoc nhi nguyen . Cac hinh thuc co ban cua chu nggia duy vat va chu nghia duy tam trong lich su triet hoc.

1. Vấn đề cơ bản của triết học

Theo Mác - Ăngghen:"Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại"

Vấn đề này gồm hai mặt:

- Mặt thứ nhất (bản thể luận) trả lời câu hỏi: giữa ý thức và vật chất ( tư duy và tồn tại) thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào sinh ra cái nào, cái nào quyết định cái nào?

- Mặt thứ hai (nhận thức luận) trả lời câu hỏi: con người có khả năng nhận thức thế giới chung quanh hay không?

Ý nghĩa các vấn đề cơ bản của triết học

- Vì vật chất và ý thức là 2 vấn đề rộng lớn nhất của xã hội nên giải quyết 2 vấn đề này sẽ tạo tiền đề cho việc giải quyết các vấn đề khác trong triết học và đời sống

- Việc giải quyết 2 mặt trong vấn đề cơ bản của triết học cũng là cơ sở để phân triết học thành các trường phái nhất định. Cụ thể:

+ Giải quyết mặt thứ nhất chia triết học thành 2 trường phái: triết học duy vật và duy tâm

+  Giải quyết mặt thứ 2 chia triết học thành 2 trường phái khả tri luận và bất khả tri luận

2. Các trường phái triết học

a. Chủ nghĩa duy tâm:

- Những người cho rằng: bản chất thế giới là ý thức, ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai; ý thức quyết định vật chất, dược gọi là các nhà duy tâm; học thuyết của họ hợp thành những môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy tâm.

- Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. Đó là sự xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá trình nhận thức và thường gắn với lợi ích của các giai cấp, tầng lớp áp bức, bóc lột nhân dân lao động.

- Có 2 hình thức cơ bản:

+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người; phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực; khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là "phức hợp những cảm giác" của cá nhân. Tiêu biểu cho chủ nghĩa duy tâm chủ quan là quan niệm của nhà triết học người Anh Beccoly

+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan: thừa nhận tính thứ nhất của tinh thần, ý thức nhưng tinh thần, ý thức ấy được quan niệm là tinh thần khách quan, ý thức khách quan có trước và tồn tại độc lập với giới tự nhiên và con người. Nó thường được mang những tên gọi khác nhau như ý niệm, ý niệm tuyệt đối, tinh thần tuyệt đối hay lý tính thế giới. Các nhà triết học duy tâm chủ quan nổi tiếng là Heghen, Platon

b. Chủ nghĩa duy vật:

- Những người cho rằng: bản chất thế giới là vật chất; vật chất là tình thứ nhất, ý thức là tính thứ hai; vật chất là cái có trước và quyết định ý thức, được gọi là các nhà duy vật; học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật.

- Hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật:

+ Chủ nghĩa duy vật chất phác: xuất hiện vào thời cổ đại. Lý giải sự hình thành thế giới từ một hoặc một số dạng vật chất cụ thể, coi đó là bản nguyên của TG

VD:Talét cho rằng VC = nước; người P. Đông cho rằng VC = âm dương ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ)

+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình: xuất hiện vào khoảng thể kỉ 17-18. Quan niệm này cho rằng thế giới là một cỗ máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phân tạo nên nó luôn ở trong trạng thái biệt lập tĩnh tại, nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự tăng giảm đơn thuần về số lượng và do những nguyên nhân bên ngoài gây ra

VD: Các quan niệm của Niutơn, Bêcơn và các nhà duy vật Pháp thế kỉ XVIII

+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng: do Các-mác và Ăng-ghen sáng lập. Đây là hình thức phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật. Toàn bộ hệ thống quan điểm của chủ nghĩa duy vật được xây dựng dựa trên việc lý giải một cách khoa học quan niệm về vật vật chất và ý thức, mối liên hệ biện chứng giữa chúng. Chủ nghĩa này đã khắc phục những hạn chế của chủ nghĩa duy vật trước đó

c, Triết học nhị nguyên

-Khi giải quyết mặt thứ nhất trong vấn đề cơ bản của triết học các nhà triết học theo trường phái này cho rằng, vật chất và ý thức cùng sinh ra và song song tồn tại, không cái nào quyết định cái nào. Khi giải quyết mặt thứ 2 do không khẳng định được giữa vật chất và ý thức cái nào có trước cái nào quyết định cái nào nên họ phủ nhận khả năng nhận thực về thế giới của con người, quan điểm của học thường đi từ hoài nghi luận sang chủ nghĩa không thể biết và cuối cùng dần chuyển sang chủ nghĩa duy tâm

VD: Vào thời kì cận đại ở Tây Âu René Descartes, nhà triết học nổi tiếng người Pháp, đã đứng trên lập trường nhị nguyên luận khi giải quyết vấn đề cơ bản của triết học. Ông thừa nhận có hai thực thể vật chất và tinh thần tồn tại độc lập với nhau. Ông cố gắng đứng trên cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm để giải quyết vấn đề mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tư duy và tồn tại song cuối cùng đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm vì ông thừa nhận còn một thực thể thứ ba đó là Thượng đế quyết định đến vật chất và tinh thần

nguyên lí 1Opowieści tętniące życiem. Odkryj je teraz