Vài tích thú vị của Trung Quốc qua ngôn tình

82 3 0
                                    

#những tích dài trong này là mình copy trên mạng nhé, còn lại là do mình tìm gõ lại.

Nếu ai thường đọc ngôn tình trung quốc, chắc chắn đều biết đến những điển tích này. mình thấy điển tích đều khá hay nên thu thập lại.

1. Mộng Nam Kha: giấc mộng hão huyền

chàng trai họ Thuần nằm ngủ dưới gốc cây hoè, mơ thấy mình lấy được công chúa và được bổ nhiệm làm thái thú quận Nam Kha, quá vui mừng nên bừng tỉnh mới biết đó chỉ là giấc mơ

2. Thất xuất chi điều

- không thuận cha mẹ là làm trái đạo đức

- không có con làm cho nhà chồng không còn người nối dõi

- dâm, làm rối loạn trong tộc

-ghen, làm loạn nhà

-có bệnh hiểm nghèo, không thể cùng chồng tạo dựng hưng thịnh

- nói nhiều, khiến họ hàng xa cách

- trộm cắp, khiến người nhà vạ lây

3. Một đoạn ống tay áo chi phích

Cũng giống như tổ tiên của mình, Hán Ai Đế Lưu Hân trót đem lòng yêu một người thanh niên tuấn tú tên là Đổng Hiền. Thế nhưng, nếu như Hán Văn Đế chỉ đem cho Đặng Thông một núi đồng để ông ta đúc tiền tiêu thì Lưu Hân còn định đem cả thiên hạ giao cho sủng nam của mình.

Đổng Hiền tự là Thánh Khanh người vùng Vân Dương, cha là Đổng Cung từng làm đến chức ngự sử. Vào thời đó, Đổng Hiền còn là một người hầu bên cạnh Thái tử. Ban đầu, Đổng Hiền không được chú ý nhiều.

Cho đến một hôm, Đổng Hiền đang làm việc trong cung, đúng lúc dừng lại ở trước điện thì Ai Đế, khi đó đã là Hoàng đế nhìn thấy. Chỉ nhìn một cái, Ai Đế đã phát hiện, dường như mấy năm không gặp vì Đổng Hiền đã trưởng thành, tuấn tú hẳn lên và nếu đem so với những cung nữ phấn sáp trong lục viện thì anh ta còn kiều diễm hơn. Ai Đế không cầm được sự vui mừng lệnh cho Đổng Hiền theo sau mình để hầu hạ. Từ đó Ai Đế ngày càng sủng ái Đổng Hiền. Ngồi cùng xe, ngủ cùng giường, làm gì cũng không rời xa Đổng Hiền.

Ông ta còn phong cho Đổng Hiền làm Hoàng Môn Lang, bắt Đổng Hiền lúc nào cũng phải ở bên cạnh mình. Cha của Đổng Hiền là Đổng Cung cũng được thăng lên Bá Lăng Lệnh rồi Quang Lộc đại phu, đều là những chức quan to dưới thời nhà Hán.

Theo sử sách còn ghi chép lại, Đổng Hiền không chỉ có khuôn mặt của một mỹ nhân mà từ ngôn ngữ cử chỉ đều giống phụ nữ, "tính tình dịu dàng", "giỏi quyến rũ". Cũng vì thế Ai Đế rất cưng chiều Đổng Hiền.

Có một lần ngủ trưa, Đổng Hiền gối lên cánh tay áo của Ai Đế mà ngủ. Ai Đế muốn quay người nhưng cũng không muốn làm tỉnh giấc của Đổng Hiền nên lấy kiếm cắt đứt cánh tay áo của mình. Thế nên người đời sau mới gọi mối tình của Ai Đế và Đổng Hiền là mối tình "cắt áo".
Ân sủng trong hậu cung còn chưa đủ, Ai Đế còn muốn người được mình yêu thương có một địa vị đứng đầu trong triều chính. Ai Đế muốn phong Đổng Hiền tước hầu nhưng mãi vẫn chưa tìm được cơ hội thích hợp. Sau đó vừa lúc thừa tướng Vương Gia chết, trong triều giảm đi một thế lực phản đối Đổng Hiền, Ai Đế đã bãi miễn chức Đại tư mã đang do một người họ ngoại đảm nhiệm, phong cho Đổng Hiền chức vị này Đây là chức quan cao nhất trong triều đình nhà Hán.

Lúc bấy giờ Đổng Hiền mới bước vào tuổi 22 mà đã là Đại tư mã, một chức vị có quyền lực rất lớn, cơ hồ đã có thể chia đôi thiên hạ cùng với Hoàng đế. Theo sử sách còn ghi chép lại thời đó có một vua của Hung Nô đến để triều kiến hoàng đế triều Hán. Ông ta thấy người giữ chức Đại tư mã quyền lực nhất triều lại là một thiếu niên tuấn tú, bất giác cảm thấy kinh hãi vô cùng. Khi ông ta hỏi dò, Hoàng đế mới đáp rằng: "Tuy Đại tư mã tuổi còn rất trẻ nhưng là người hiền đức nhất nước này. Vì tài năng mới được thăng chức vị cao như vậy".

Kết quả, Thiền Vu của Hung Nô tin đó là sự thật mới kính cẩn hướng về phía Đổng Hiền hành đại lễ còn chúc mừng hoàng đế triều Hán có được một hiền thần tuổi rất trẻ như Đổng Hiền.

Sau đó, tình yêu của Ai Đế dành cho Đổng Hiền dường như không cồn biết làm thể nào bày tỏ nữa.

Cuối cùng, vào một ngày, Ai Đế mở yến tại điện Kỳ Lân cùng các quan, sau khi uống vài cốc , đột nhiên Ai Đế nhìn Đổng Hiền bằng đôi mắt đầy thâm tình rồi cười nói rằng: "Trẫm muốn theo vua Nghiêu vua Thuấn thực hiện việc nhường ngôi, liệu có được không?".

Ý của câu này chính là Ai Đế muốn học theo cách làm của các vua thời trước lấy ngai vàng của mình nhường lại cho Đổng Hiền. Câu nói của Ai Đế khiến cả triều văn võ bá quan ngỡ ngàng, nói cũng không thành lời.

Mãi một lúc sau mới có một người mới tiến lên phía trước nói: "Thiên hạ này là thiên hạ của Cao hoàng đế chứ không phải là thiên hạ của bệ hạ. Bệ hạ chỉ là người kế thừa lại thiên hạ này của tổ tôn. Nếu truyền lại ngôi vị thì chỉ có thể truyền lại cho con cháu đời đời mà thôi. Bệ hạ là vua một nước, cần phải biết rằng thiên tử không nói đùa, cho nên ngàn vạn lần không nên nói những lời như vậy!". Ai Đế nghe lời nói này, im lặng không nói thêm lời nào nữa nhưng hiển nhiên là không còn hứng thú gì.

Sau đó Ai Đế lệnh đuổi người đó ra khỏi bữa tiệc và về sau có mở yến tiệc cũng không cho ông ta tham gia nữa.

Ai Đế khi đó còn rất trẻ nhưng đã sớm nghĩ đến những ngày sau khi mình chết đi sẽ không còn Đổng Hiền nữa, thấy rất thương tâm. Ai Đế bèn lệnh cho các đại thần xây dựng bên cạnh lăng mộ của mình một phần mộ khác để chuẩn bị sau này nếu Đổng Hiền có chết thì sẽ an táng bên cạnh phần mộ của mình. Ý muốn của ông ta là sau khi chết cũng muốn được chôn cùng người yêu của mình, "sống thì cùng giường, chết thì cùng huyệt". Nhưng điều đó là chưa kịp thực hiện thì ngày họ phải chia tay đã sớm đến.

Tháng 6 năm Nguyên Thọ thứ hai,  Hán Ai Đế mới chỉ 26 tuổi mắc bạo bệnh mà chết. Thái hoàng thái hậu để cho Vương Mãng làm chủ việc triều chính. Vương Mãng cực lực phản đối Đổng Hiền, có ý muốn loại bỏ ông ta. Đổng Hiền cũng biết mình gặp đại họa đến nơi rồi, vì thế ông ta đã tự sát tại nhà để tránh hậu hoạ và cũng là để đáp lại mối tình của Ai Đế dành cho mình.

Thành ngữ ,điển tích trung quốc trong ngôn tìnhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ