Chương 15: VĨNH - TRÀ CHIẾN TRƯỜNG SÔI ĐỘNG

54 0 0
                                    

I

Khu ủy miền Tây đánh giá cao kết quả chiến thắng Ba Quân - Ngã Cạy. Bởi vậy ngay sau đó Khu ủy chủ trương đưa Tiểu đoàn 306 lên hoạt động tại tỉnh Vĩnh - Trà, một vùng phía sau trọng yếu của địch để hỗ trợ địa phương phá ấp chiến lược, mở lõm, giải phóng vùng. Để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này, Bộ Tư lệnh Quân khu chỉ định tôi làm Trung đoàn phó Trung đoàn 1 trực tiếp làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 306, một tiểu đoàn chủ lực của Khu hồi này đang mạnh nhất vùng. Nhận nhiệm vụ trên giao tôi chủ động nghiên cứu lại chiến trường mới này. Thực ra hồi còn đảm đương nhiệm vụ Tham mưu trưởng Quân khu (1961) tôi đã biết địa bàn này rất khó khăn đối với ta, song cũng mới biết chung chung qua các báo cáo, qua các lần tiếp xúc với các anh ở Thường vụ Tỉnh ủy lên Khu họp. Muốn chỉ huy một đơn vị, tôi phải tìm hiếu thật kỹ tình hình mọi mặt nơi đây.

Về phía cách mạng, Vĩnh - Trà là tên đầu của hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh hợp nhất lại từ những năm 1951 - 1954 mà thành. Nhìn vào bản đồ, Vĩnh - Trà là một cù lao dài trên 150 cây số, rộng 40 cây số với bờ biển Trà Vinh dài tới 65 cây số. Vĩnh - Trà nằm lọt vào giữa sông Tiền và sông Hậu, hai con sông lớn của đồng bằng sông Cửu Long chẳng khác nào hai cánh tay khổng lồ ôm gọn vào lòng cả vùng đất rộng lớn này. Vĩnh - Trà có ba thị xã: Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh và 18 huyện, về đường bộ, Vĩnh - Trà có lộ 4 chạy qua (nay là quốc lộ 1) nối thành phố Cần Thơ với Sài Gòn. Cùng với đường bộ, Vĩnh - Trà có con sông Măng Thít nối liền với sông Tiền và sông Hậu chảy qua phần giữa của hai tỉnh là tuyến đường sông ngắn nhất vô cùng quan trọng nối miền Tây với Sài Gòn khiến thuyền bè không phải chạy vòng ra biển rất xa. Với vị trí xung yếu như vậy, bằng tầm nhìn chiến lược, bọn Mỹ đã đầu tư rất tích cực cho Vĩnh - Trà. Chúng bố trí ở đây Sư đoàn 9 ngụy với 3 trung đoàn: 14, 15 và 16; Thiết đoàn 2 thiết giáp, 50 xe MI 13 và MI 18, 3 giang đoàn tàu. Trung đoàn không quân đóng ở sân bay Vĩnh Long với trên 70 máy bay trực thăng và trinh sát L19. Sở chỉ huy pháo binh chỉ huy 2 tiểu đoàn pháo gồm 30 khẩu 105 và 155 ly, trên 10 tiểu đoàn bảo an và Tiểu đoàn 43 biệt động quân bảo vệ ở vòng ngoài. Thêm vào đó là hệ thống đồn bốt với trên 1.000 đồn chi chít, cứ cách 1 đến 2 cây số có 1 đồn cùng bộ máy tề ngụy và ấp chiến lược kìm kẹp nhân dân vô cùng ác liệt. Để bảo vệ đầu não Cần Thơ và Sài Gòn, coi Vĩnh - Trà là hậu phương an toàn của chúng, Mỹ - ngụy ra sức thí nghiệm chính sách bình định, phát quang cây cối, triệt phá địa hình không cho lực lượng cách mạng trú ẩn; đồng thời chúng tiến hành cai trị bằng đạo giáo phản động và tổ chức Phượng Hoàng - Thiên Nga gồm những tên gián điệp ngầm tung vào nội bộ ta để dò la tin tức và mua chuộc cán bộ nhằm "tát nước bắt cá". Qua đó địa bàn Vĩnh - Trà nổi lên hai đặc điểm lớn: Bộ máy kìm kẹp quần chúng và đồn bốt địch rất dày đặc.

Địa hình rất trống trải. Tuy Vĩnh - Trà là đồng bằng song không có những rừng tràm, rừng đước và những vườn cây ăn trái dày, rộng, um tùm che khuất như U Minh.

Hai đặc điểm lớn trên chi phối hoạt động của ta. Bộ đội chủ lực muốn hoạt động được phải có hai yếu tố quan trong: Cơ sở quần chúng che chở và phải có thế địa hình, về địa hình, Vĩnh - Trà rất hạn chế, tuy có vườn cây, nhưng địch ráo riết phát quang, triệt phá. Chúng bắt dân phải đốn hết các gốc cây to, nhỏ, chỉ cho chừa lại vài gốc dừa con, lưa thưa nhưng lại phải quét vôi trắng ở dưới để chúng dễ phát hiện ta di chuyển.

Hồi ký trung tướng Nguyễn Đệ: Niềm tin và Lẽ sốngWhere stories live. Discover now