Chap 1: Ngày trở về

69 7 19
                                    

Mang chiếc balo nặng trịch sau lưng, tôi từ từ rảo bước trên con đường làng tuy quen mà lạ. Quen vì hồi nhỏ, tôi đã tung tăng qua đây cả hàng trăm hàng vạn lần. Lạ vì giờ đây, đường đất đỏ thường xuyên sụt lún khi mưa đến chẳng còn. Thay vào đó là con đường bê tông nhựa mới, hai bên đường cây xanh rợp bóng mát, nhà hai tầng thi nhau mọc lên như nấm. Và lạ cũng bởi vì tôi chẳng còn thấy bóng dáng của người con trai ấy trên con đường này.

Huỳnh Trúc Nhi tôi cũng đã mười năm chưa trở về nhà. Không phải vì các cô các chú và cả bác tôi hết khuyên nhủ đến cằn nhằn mãi không chịu về quê thăm nhà, thì giờ đây tôi đang ngồi sau chiếc moto của thằng bạn thân lượn lờ vài vòng khắp thành phố.

Quê tôi ở một miền đất yên bình của miền Trung. Nơi đây có những cánh đồng lúa rộng mênh mông, quanh năm cò bay thẳng cánh, có con sông quê nước chảy trong vắt, có cả những lũy tre già ngày ngày rì rầm trong gió. Và ở đây còn có ba mẹ, có gia đình tôi, có những con người thật thà chân chất hằng ngày, hằng tháng, hằng năm vẫn trong ngóng tôi quay về. Quê tôi- nơi đây bình yên thanh thản đến khó tả.

Tôi xa nhà năm mười bốn tuổi. Năm đó học hết học kì một, tôi nằng nặc đòi ba cho vào Thành phố Hồ Chí Minh học tập. Ban đầu cả nhà chẳng ai đồng ý nên tôi đành phải cầu cứu các cô các bác ở trong đó. Bác cả- anh ruột của ba tôi định cư ở trỏng, nhiều lần điện thoại cho ba giảng giải đủ thứ. Nào là học ở đó môi trường tốt, sau này ra trường dễ kiếm việc làm. Nào là xa nhà một hai năm cũng giúp tôi trưởng thành hơn. Nào là mỗi dịp hè, Tết sẽ đưa tôi về thăm nhà. Sau đó, tôi được phép vào Nam sống với bác với điều kiện phải học hết năm lớp tám ở quê.

Lí do ư? Đến giờ tôi vẫn còn đau đáu trong lòng.

Thoát khỏi dòng suy nghĩ miên man, tôi bước vội về nhà.

Căn nhà ấy, nơi mà tôi sinh ra vẫn không có gì thay đổi. Hàng cau thẳng tắp trước nhà, mảnh vườn nho nhỏ trồng đủ rau quả của ba, cả căn nhà cấp bốn kia nữa,.. Tất cả đều như cũ, có điều đã cũ kĩ hơn mấy phần.

- Nhi phải không con? - Là ba tôi.

Mười năm rồi, mắt ba chẳng còn tinh tường như xưa nữa, tóc nhiều chỗ đã điểm bạc, duy chỉ có nụ cười hiền hậu ấy vẫn dành riêng cho tôi như ngày nào. Gắng lắm tôi mới có thể nở nụ cười tươi tắn để nước mắt không rơi.

- Dạ.

- Nào, về rồi thì vào nhà đi chứ, sao lại đứng ở đây? Vào rửa mặt nghỉ ngơi đi, ba thịt con gà rồi cả nhà mình ăn cơm. - Ba chạy lại xách chiếc balo rồi đẩy tôi vào nhà.

- Bà nó ơi, Nhi về rồi nè. - Ba tôi gọi vọng xuống bếp.

- Con bé này, đi mãi không chịu về. Sống ở thành phố quên luôn hai cái thân già rồi đúng không? - Mẹ tôi từ dưới bếp chạy lên, nở nụ cười hiền hậu.

Mẹ tôi cũng thay đổi, nhiều hơn cả ba. Tóc đã ngả dần sang nàu trắng như mây, những nếp nhăn trên gương mặt hằn rõ, da dẻ chẳng còn hồng hào lại thêm phần nhăn nheo, gân trên bàn tay nổi rõ. Và cũng như ba, nụ cười và ánh mắt yêu thương của mẹ vẫn tựa ngày tôi ra đi. Ba mẹ tôi, thật sự đã già đi mất rồi.

- Con nào dám quên mẫu hậu và phụ hoàng cơ chứ. - Tôi đùa.

- Cha cô, lớn rồi vẫn như con nít. - Me dí đầu tôi cái rõ đau, đoạn quay sang ba nói.

- Ông ra vườn bắt gà thịt đi, để tôi nấu nước sôi. Cơm nước xong xuôi hết rồi, chờ gà nữa thôi. Con gái lâu ngày về phải hoành tráng chút kẻo người ta chê mình keo ông ạ. - Mẹ lại đùa nữa rồi.

- Ôi con nào dám, oan lắm nha! Hay thôi ba đừng thịt gà nữa, ăn gì chả được. Để gà lớn đem bán.

- Mẹ con đùa đấy. Vào nghỉ ngơi đi, ba mẹ làm thoắt cái là có gà ngon ăn rồi. - Ba cười cười.

Tôi nghe lời, ra sau rửa mặt rồi vào phòng cất đồ đạc. Cũng không có gì nhiều lắm đâu. Vài ba bộ quần áo, còn lại là chiếc laptop với gần chục cuốn sách. Về quê mà, phải dự trữ chứ.

Căn phòng của tôi vẫn như ngày nào. Nhà tôi ở quê mà, phòng ngủ cũng chỉ đơn giản chứ không như nhà của bác ở thành phố. Chiếc bàn học cạnh cửa sổ, chiếc giường đơn giản cùng với cái gối, cái chăn và em gấu bông yêu quý của tôi, thêm chiếc tủ nhỏ đựng quần áo. Hình như từ ngày tôi đi, mẹ vẫn thường xuyên dọn dẹp ngăn nắp, hiển nhiên không động vào bất cứ vật gì.

Ngắm nhìn căn phòng một lượt, tôi lấy áo quần ra xếp lại rồi đem cất vào tủ.

- Nhi ơi, ra ăn cơm. - Ba tôi gọi.

- Dạ.

Tôi đem quần áo bỏ vào tủ rồi chạy ra ngoài. Bữa trưa hôm đó mẹ kho cá bống, nấu canh bí đỏ và rán gà. Cái vị cơm của mẹ, lâu lắm rồi tôi mới được ăn lại. Nó lạ mà quen, cảm giá bồi hồi lắm. Tôi cảm động suýt khóc, hôm nay Trúc Nhi tôi mít ướt quá đi.

Bữa cơm nhà vui vẻ lắm. Ăn xong tôi và mẹ rửa bát, ba thì ngồi chẻ củi bên cạnh, cả nhà nhộn nhịp hẳn. Ba mẹ hỏi nhiều thứ, tôi cũng chóng mặt hết vì khả năng hóng chuyện của hai cụ. Xong việc, lên nhà ngồi uống nước xong cũng gần hai rưỡi chiều, ba tôi bảo.

- Bà nó ở nhà chơi với con, tôi ra ruộng coi thử máy khi nào tới mà chuẩn bị cắt lúa.

- Hay mẹ đi với ba đi, con ở nhà cũng đi dạo vài vòng để có cái mùi quê hương chứ. - Tôi đề nghị.

Mẹ phản bác.

- Không được, lâu lắm rồi con mới về, bỏ đi hết lỡ con lại chạy trốn mất.

Đến thua với mẹ tôi. Trẻ con mà dễ thương không chịu được. Chắc nhớ tôi lắm chứ gì.

- Ba mẹ yên tâm, Huỳnh Trúc Nhi con hứa sẽ không chạy lung tung. Lần này về con sẽ ở lại lâu. - Tôi đáp chắc nịch.

Ba mẹ vì thế mà yên tâm, hai ông bà người vác cuốc người xách ấm nước ra ruộng. Nhìn cảnh đôi vợ chồng già sánh vai cùng đi làm đồng thế này, tôi ấm lòng hẳn. Còn mỗi tôi ở nhà. Ngồi hoài cũng chán, tôi quyết định tắm rửa giặt giũ rồi sang nhà bà Vy bạn tôi thời đó. Không biết nó có đi học xa không nữa.

Đường đi sang nhà Tường Vy lâu rồi tôi cũng có chút không nhớ. Nên vừa đi vừa hỏi thăm bà con hàng xóm. Vài cô vài bác nhận ra tôi thì tay bắt mặt mừng, hỏi thăm vài câu. Có mấy người không biết tôi thì lại hỏi "Cháu ở xa tới hả?". Lò mò tìm đường, tôi đi khoảng mười phút thì cũng có người nói sắp tới nhà bà Vy rồi, chỉ cần đi thẳng tìm nhà cuối đường nữa là tới.

Chuẩn bị rẽ vào con đường với hàng cau thẳng tắp cùng cánh đồng lúa mênh mông bát ngát phía trước, chợt tôi nhìn sang bên trái. Là ngôi trường cấp hai của tôi hồi xưa mà. Bây giờ khác quá. Tôi nhớ lần đầu tôi gặp anh ở đây. Những kỉ niệm xưa chợt ùa về trong tâm trí.

~Còn~

[HOÀN] Tình yêu đầuNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ