Hai trường phái của viết phần 2

1.4K 157 15
                                    


Xin lỗi  @Tamchoi_97 mặc dù câu hỏi của bạn nhấn mạnh vào motif, nhưng với cái bệnh huyên thiên kinh niên, mị đành giải thích kĩ càng một chút...

Trước khi đi vào motif, chúng ta phải lí giải rõ: Trường phái cảm xúc, tình tiết và giao thoa là như thế nào.

Bài viết của mị chưa thật sự rõ ràng vì còn thiếu ví dụ. Cho nên mị sẽ dùng những tác phẩm cụ thể để các bạn hình dung rõ hơn.

(Những nhận xét về tác phẩm chỉ là ý kiến chủ quan nhằm làm rõ vấn đề được nói đến chứ không có ý chê bai hay đả kích tác giả nào)

1. Trường phái cảm xúc:

Như đã nói, đây là trường phái của những cây bút nhẹ nhàng, bay bổng, miêu tả xung đột nội tâm nhân vật là chính. Những yếu tố hành động bị giản lược hoặc có nhưng ít.

Tiêu biểu cho trường phái này là Thạch Lam. Chắc các bạn đều đã biết hoặc đọc qua truyện ngắn 'Hai đứa trẻ' của nhà văn tài hoa này? Đúng thế, ngòi bút Thạch Lam nhẹ nhàng, sâu lắng. Kết cấu truyện hoàn toàn loại bỏ yếu tố hành động mà chỉ là những suy nghĩ, trăn trở, diễn biến nội tâm của các nhân vật.

Bên cạnh Thạch Lam, còn có nhiều tác giả khác. Nói chung au thuộc trường phái cảm xúc thường không tập trung vào hành động, kịch tính. Họ thiên về tình cảm, về cảm xúc, về diễn biến nội tâm...

2. Trường phái tình tiết:

Đây là trường phái mà yếu tố kịch tính, hành động được đẩy lên hàng đầu. Để làm được điều đó, đòi hỏi Author phải có bộ óc sắp xếp tình tiết thiên tài. Đơn cử cho trường phái này, có hai nhà văn lớn.

A.Dan Brown – Tác giả của cuốn 'Mật mã Davinci'

Các tác phẩm của Dan Brown đều có kết cấu vô cùng tinh diệu. Những tình tiết đan chéo vào nhau, tạo thành nhiều lớp. Mỗi lớp lại đưa người đọc vào một cánh cửa. Hầu như những cảm xúc hay tình cảm trong truyện Dan đều bị giảm thiểu. Người ta bị cuốn hút bởi những tình tiết kịch tính như thác trào hết đợt này đợt khác ập tới, đến tận khi gấp sách lại.

B. Kim Dung – bậc thầy truyện kiếm hiệp.

Khác với Dan, tình tiết trong truyện Kim Dung có phần thư thái hơn. Ông lại tập trung vào những phân cảnh hành động. Suốt truyện Kim Dung, người ta bắt gặp cơ số những trận giao kiếm. Mà những trận đấu đó được miêu tả hết sức kì công. Từ cách thiết kế chiêu thức của nhân vật đến cách tổ chức trận đấu... vô cùng mãn nhãn.

Tình cảm trong truyện Kim Dung cũng có. Nhưng chủ yếu vẫn thiên về kiếm hiệp và đánh đấm hơn.

Tóm lại, Author thuộc trường phải tình tiết thường tập trung xây dựng tình tiết. Họ xem yếu tố tình cảm, cảm xúc chỉ là yếu tố phụ. Chủ yếu họ dùng những tình tiết để lôi cuốn người đọc. Au này sẽ không mấy chau chuốt về văn phong. Bởi tình tiết yêu cầu nhanh, gây cấn, hồi hộp... trong khi đó, nếu dùng hàng trang chỉ để miêu tả cảm xúc nhân vật thì còn không gian đâu để mà thể hiện những tình tiết khác?

3. Trường phái giao thoa.

Nếu người theo trường phái cảm xúc không được lòng độc giả thích mảng hành động, kịch tính và người theo trường phái tình tiết chẳng lôi kéo nổi những độc giả có tâm hồn nhẹ nhàng, bay bổng thì... Trường phái giao thoa ra đời.

Bí quyết viết truyện có lượt view caoWhere stories live. Discover now