Kỳ 7: Chuyện thường ngày của lính

2.4K 2 0
                                    

Phó tiến sỹ thì làm được giề?
Đợt nhập ngũ đầu tháng 9 năm ấy của bọn tớ toàn là dân tốt nghiệp từ đại học trở lên ở các trường trong và ngoài nước, mà có hộ khẩu ở Hà nội.
Việc đầu tiên trong đời lính là phải khai lý lịch, trong đó có mục chuyên môn, học vấn.
Cán bộ khung của bọn tớ hồi ấy (cấp c và đặc biệt là cấp b) phần lớn là lính chống Mỹ, được đào tạo bổ túc trong Trường sỹ quan lục quân 2 ở Bình Dương trong gần 2 năm, nên văn hóa thực của thực của các anh đó phần lớn chưa hết cấp 3.
Vì thế phải quản lý hội cứng đầu cứng cổ như bọn tớ, các bố ấy cũng có phần nơi tay. Và việc phân công biên chế trong c của bọn tớ thì cán bộ khung thường là dựa vào chuyên môn của từng thằng.
Và chuyện gì phải đến đã đến.
C trưởng ra lệnh tập chung toàn đơn vị để phân chia về các phân đội. C trưởng dõng dạc hô:
-Đồng chí Cương!?
-Có.!! Thằng Cương "cốm" phồng bộ ngực lép cố hiên ngang đáp lại (thằng này gầy và có 1 túi cốm can xi mang theo để ăn chống thiếu chất, nên được anh em đặt cho biệt danh là Cương "cốm")
C trưởng hùng hồn phân công:
-Xét về chuyên môn, đồng chí là phó tiến sỹ -sinh vật học, có liên quan đến vật sống, nên nay phân công làm ...trợ lý y tá đại đội.

Lũ cứng cổ bọn tớ chỉ còn biết ???

Cũng có lúc phải đi tạm lánh
Rồi thì cũng qua thời huấn luyện tân binh.
Tạm biệt phố Cò, phố Lả của đất Sơn Tây, tớ được phân về Hải quân.
Nhà ở của đơn vị được bố trí gần như theo hàng dọc, mặt trước nhà hướng ra biển để hóng gió mát. Gần sát cổng vào là nhà bộ phận vệ binh, tiếp theo là khu kho hậu cần và nhà ăn, tới là nhà của cánh mặc "áo chit gấu" bọn tớ, sau cùng là nhà của các "bóng hồng trong áo lính".
Theo cách bố trí nhà như vậy thì vào các buổi trưa hè, khi có kẻng cơm trưa, là các cô bé tóc bím 2 bên, lại đi nhờ dọc hàng hiên của nhà "áo chít gấu" để tránh nắng trên đường lên nhà ăn.
Thế rồi một dạo, tớ thấy các cô bé xinh xinh đó không đi nhờ qua hàng hiên trước nhà nữa, mà đi hẳn qua sân bóng chuyền bằng xi măng nóng ngốt người. Dáng đi thì cứ như cua bò ngang, mặt các cô quay hết ra biển.
Lấy làm lạ, trong buổi sinh hoạt Đoàn (tớ phụ trách Đoàn mà lị), tớ mới hỏi lý do. Các cô bé rúm lại, đùn đẩy nhau, cuối cùng, một cô người Thủy Nguyên bạo dạn nhất bọn mới đáp rằng: anh nhìn vào phòng bố Hạnh khắc biết. Ở đây cũng nên chú thích 1 tý: bố Hạnh là lính chống Pháp, đại úy chuyên nghiệp, phụ trách xăng xe. Do có tuổi quân cao nhất đơn vị nên bố Hạnh hay tự cho phép mình có đặc quyền là lơi lỏng trong chấp hành điều lệnh nội vụ. Bố Hạnh thường ăn cơm sớm và khi có kẻng báo cơm thì bố ấy đã đang ngáy rồi.
Còn đang ở tuổi hăng máu, hôm sau tớ đi kiểm tra phòng bố Hạnh và bật ngửa người, thảo nào các cô bé ấy cứ rúm người khi đi qua. Thì ra là mùa hè, cửa phòng mở toang đón gió biển, nên cái quần cụt số 1 không thể che được khẩu Bô pho 40 nằm giữa 2 cẳng chân xe điếu của bố ta.
Dĩ độ trị độc.
Hôm sau, đợi bố Hạnh đang thổi sáo miệng, tớ tước lấy một sợi dây mồi (trước khi vứt cáp neo tầu sang cho tầu bạn hoặc vứt cáp lên bờ để neo vào ma ní, lính thủy phải ném trước sang 1 sợi dây mềm, dây đó gọi là dây mồi. Dây này nổi tiếng về mềm và dai, thường hay bị lính cắt trộm để tặng "phỏm" đan túi, đây sẽ là đề tài của một câu chuyện khác). Một đầu dây mồi tớ buộc vào cái chổi quyét nhà, đầu dây mồi còn lại tớ buộc vào 2 bánh xe của khẩu bô pho của bố Hạnh.
Kẻng báo báo thức vang lên, bố Hạnh mở mắt ra liền càu nhàu: bố thằng nào giám đặt cái chổi bẩn lên bụng ông thế này và bố Hạnh lấy hết sức bình sinh dể ném cái chổi ra sân...

Hồi ký chiến tranh - Một thời máu và hoa (Phần 1)Where stories live. Discover now