NHẠC GIA QUÂN ĐẠI PHÁ NGỘT TRUẬT

820 6 3
                                    

Nhạc Phi, người đã thu phục Kiến Khang, là 1 danh tướng trong cuộc kháng chiến chống Kim của Nam Tống, 1 anh hùng dân tộc của Trung Quốc. Nhạc Phi là người quê quán ở Thang Âm, Tương Châu (nay là Thang Âm, Hà Nam). Năm ông sinh ra, Hoàng Hà đổi dòng, quê nhà gặp thủy tai lớn, gia đình rất khốn khổ. Từ nhỏ, Nhạc Phi đã khổ công học hành, đặc biệt thích đọc binh pháp. Ông rất khỏe, năm 19 tuổi đã kéo được cung lớn có sức căng 300 cân (=150kg). Nghe nói người đồng hương là Chu Đồng có võ nghệ cao cường, Nhạc Phi liền tô Chu Đồng làm sư phụ, học được tài bắn cung, bách phát bách trúng bằng cả 2 tay. Sau đó, Nhạc Phi tòng quân. Khi quân Kim đánh xuống phía nam, ông làm 1 chức quan võ nhỏ ở Đông Kinh. Một lần, ông dẫn hơn 100 kỵ binh luyện tập ở ven Hoàng Hà, bỗng trước mặt xuất hiện rất nhiều quân Kim. Các binh sĩ đều sợ hãi, nhưng Nhạc Phi bình tĩnh nói: "Quân địch tuy đông, nhưng chúng không biết ta có bao nhiêu người. Ta có thể đánh bại chúng trong lúc chúng không chuẩn bị".

Nói xong, liền dẫn quân xông sang trận địch, chém chết 1 tướng Kim. Quân lính được Nhạc Phi cổ vũ, đều hăng hái xông lên, quả nhiên đánh cho quân Kim tan tác. Từ đó, Nhạc Phi nổi tiếng về lòng dũng cảm. Mấy năm sau, ông trở thành 1 viên tướng dưới quyền Tông Trạch. Tông Trạch rất coi trọng ông, thường nói: "Tướng quân thật là trí dũng song toàn, dù các danh tướng thời xưa cũng chỉ như thế mà thôi. Nhưng nếu chỉ dựa vào tài xung hãm trận, cũng không phải là biện pháp bảo đảm thường thắng". 

Ông giao cho Nhạc Phi 1 bản trận đồ thời cổ, và nói: "Tướng quân hãy cầm lấy và chịu khó nghiên cứu, học tập".

Nhạc Phi tiếp nhận bản trận đồ, cảm tạ Tông Trạch rồi nói: "Tác chiến theo trận đồ là quy tắc thông thường của binh pháp, còn việc vận dụng linh hoạt, tùy cơ ứng biến lại cần sự khôn ngoan của tướng lĩnh!".

Tông Trạch nghe nói, gật đầu tán thưởng kiến giải của viên tướng trẻ. giống như Tông Trạch, Nhạc Phi xem việc chống Kim là trách nhiệm của mình. Sau khi Tống Cao Tông lên ngôi, ông dâng lên 1 sớ tấu, mong Cao Tông thân dẫn quân Tống bắc phạt để cổ vũ sĩ khí, khôi phục Trung nguyên. Ông còn phê phán chủ trương của phái chủ hàng Hoàng Tiền Thiệm, Uông Bá Ngạn. Sớ tấu dâng lên, Tống Cao Tông không những không nghe theo mà còn cho Nhạc Phi là 1 viên tướng nhỏ mà dám lạm bàn đại sự, liền cách chức ông. Sau khi Tông Trạch chết, Nhạc Phi thuộc quyền chỉ huy của quan trấn thủ Đông Kinh là Đỗ Sung. Quân Kim tiến công ào ạt, Đỗ Sung chạy xuống Kiến Khang. Ngột Truật tiến đánh Kiến Khang, Đỗ Sung lại đầu hàng nhục nhã. Quân tướng dưới quyền Đỗ Sung đều tan rã, chỉ có đội quân của Nhạc Phi vẫn còn kiên trì chiến đấu quanh vùng Kiến Khang. Nhân lúc Ngột Truật rút lui, ông bèn phối hợp với Hàn Thế Trung đánh cho Ngột Truật đại bại. Sau khi quân Kim rút về bắc, Tống Cao Tông từ Ôn Châu trở về Lâm An. Triều Kim liền dựng lên 1 hoàng đế bù nhìn là Lưu Dự cai quản Trung nguyên, lấy quốc hiệu Đại Tề, để làm tay sai cho triều Kim, quấy rối Nam Tống. Nhạc Phi nhiều lần dẫn quân đánh lui liên quân Kim - Tề, lập nhiều chiến công. Đến năm 32 tuổi, ông đã từ địa vị 1 tướng nhỏ được thăng lên chức Tiết độ sứ, ngang hàng với các danh tướng Hàn Thế Trung, Lưu Quang Thế, Trương Tuấn.

Chính vào thời kì này, ông đã viết 1 bài từ, điệu "Mãn Giang Hồng" được truyền tụng đời đời. Bài từ nói lên ý chí chống Kim hùng tráng của ông. Đoạn đầu bài từ viết:

LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂMNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ