LÝ SÓC HẠ THÁI CHÂU TRONG ĐÊM TUYẾT XUỐNG

703 3 0
                                    

Trong số các phiên trấn, Hoài Tây là 1 thế lực cát cứ ngoan cố nhất. Năm 814, tiết độ sứ Hoài Tây là Ngô Thiếu Dương chết, con là Ngô Nguyên Tế tự thay thế chức vị của cha. Đường Hiến Tông cử quân thảo phạt Hoài Tây. Nhưng các thống soái mà ông ta phong chức đều là quan chức thối nát hoặc có ý đồ riêng. Vì vậy, mất tới 3 năm trời, hao tổn nhiều tiền của và nhân mạng nhưng đều thất bại. Các quan trong triều đều cho rằng không nên tiếp tục đánh nữa, nhưng đại thần Bùi Độ lại cho rằng Hoài Tây giống như cái nhọt trong cơ thể,không thể không trừ bỏ đi. Đường Hiến Tông phong Bùi Độ làm tể tướng, quyết tâm tiếp tục thảo phạt Hoài Tây. Năm 817, triều đình cử Lý Sóc làm tiết độ sứ 3 châu, trong đó có Đường Châu (nay là Đường Hà, Hà Nam) và trao cho ông nhiệm vụ đánh vào sào huyệt của Ngô Nguyên Tế ở Thái Châu (nay là Nhữ Nam, Hà Nam). Các tướng sĩ Đường Châu đã tham gia chinh chiến mấy năm ròng, nay đều chán nản nên khi nghe Lý Sóc triệu đến, đều hết sức lo lắng. Lý Sóc tới Đường Châu, nói với các quan chức địa phương: "Tôi là một văn quan mềm yếu, không có tài năng gì. Triều đình cử tôi đến đây là để giữ an ninh trật tự địa phương. Còn việc đánh Ngô Nguyên Tế không phải là nhiệm vụ của tôi".

Tin đó đến tai Ngô Nguyên Tế. Vì đã đánh thắng quân triều đình mấy lần, nên Ngô Nguyên Tế tỏ ra kiêu ngạo. Nay lại nghe nói Lý Sóc không hiểu việc chiến trận, nên hắn càng sao nhãng việc phòng bị. Từ đó, Lý Sóc không hề đề cập tới việc đánh Hoài Tây. Trong thành Đường Châu có rất nhiều quân lính ốm và bị thương, Lý Sóc đến từng nhà thăm hỏi, không có 1 chút quan dạng nào. Tướng sĩ đều rất cảm động trước thái độ đó của ông. Một lần, quân của Lý Sóc đi tuần tra biên giới, đụng độ với 1 toán lính nhỏ của Hoài Tây. Hai bên giao chiến, quân Đường đuổi được toán lính kia và bắt sống được 1 viên tướng nhỏ của Hoài Tây là Đinh Sĩ Lương. Đinh Sĩ Lương là 1 dũng tướng, thủ hạ của Ngô Nguyên Tế, nhiều lần dẫn quân xâm phạm Đường Châu. Trong quân Đường đã nhiều người lao đao vì Đinh Sĩ Lương nên rất căm giận Lương. Lần này bắt được, mọi người đều xin Lý Sóc cho giết đi để báo thù cho quân Đường. Quân lính giải Đinh Sĩ Lương đến trước Lý Sóc, Lý Sóc hạ lệnh nới lỏng dây trói rồi ôn tồn hỏi Lương tại sao theo lại theo Ngô Nguyên Tế chống lại triều đình. Đinh Sĩ Lương vốn không phải là quân của Ngô Nguyên Tế, mà chỉ là 1 tù binh bị Ngô Nguyên Tế bắt trước kia. Nay thấy Lý Sóc tỏ ra khoan dung nên xin đầu hàng để lập công chuộc tội.

Với sự giúp đỡ của Đinh Sĩ Lương, Lý Sóc đã chiếm được 2 cứ điểm Văn Thành và Hưng Kiều ở Hoài Tây, thu phục được 2 hàng tướng Lý Hựu và Lý Trung Nghĩa. Lý Sóc biết 2 người đó gồm đủ trí dũng nên hết sức tín nhiệm họ, cùng họ bí mật bàn bạc kế hoạch đánh chiếm Thái Châu; có đêm cùng nhau bàn luận tính toán suốt đêm. Các tướng sĩ dưới quyền Lý Sóc rất bất mãn về điều đó, xì xào với nhau rằng Lý Hựu là gián điệp do kẻ địch phái tới chui vào hàng ngũ quân ta để làm nội ứng. Có người còn dựng đứng lên câu chuyện bắt được thám tử địch và chính tên thám tử đó khai rằng Lý Hựu là gián điệp. Lý Sóc sợ những tin đồn đó đến tai Đường Hiến Tông, khiến nhà vua tin đó là sự thật, thì khó mà bảo vệ được Lý Hựu. Ông liền họp mọi người lại tuyên bố: "Mọi người đều cho rằng Lý Hựu không đáng tin cậy, vậy thì ta sẽ cho giải hắn về Trường An để hoàng thượng xử lý".

LỊCH SỬ TRUNG QUỐC 5000 NĂMNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ