Những Ngôi Sao Xa Xôi - Phương Định ( Bài làm )

216 5 0
                                    

     Lê Minh Khuê là nhà văn quê ở Thanh Hóa, bà thường viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ ở tuyến đường Trường Sơn.Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi được viết năm 1971,lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng ác liệt,lúc đó tác giả từng là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.Truyện ngắn kể về cuộc sống chiến đấu của những nữ thanh niên xung phong. Mà tiêu biểu là nhân vật Phương định một cô gái kiên cường , một chiến sĩ gan dạ, dũng cảm.
Phương Định gây cảm tình đầu tiên cho người đọc bởi vẻ trẻ trung, xinh đẹp của một cô gái mới lớn. Cô là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: “Tôi là con gái Hà Nội, nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dài và dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Con mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Vẻ đẹp ấy của cô đã hấp dẫn bao chàng trai: "các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi”. Điều đó làm Phương Định tự hào nhưng điều đặc biệt là cô chưa dành riêng tình cảm cho ai. Nhân vật chính của tác phẩm còn khiến người đọc khâm phục bởi sự dũng cảm ngoan cường, bình tĩnh  vượt lên khó khăn nguy hiểm để thực hiện nhiệm vụ .
  Phương Định cùng những người bạn của mình sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Chị phải chạy trên cao điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, chị cùng đồng đội phải lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng căng thẳng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải rất bình tĩnh và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công việc ấy đã trở thành bình thường: "Công việc của chúng tôi là ngồi đây, khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và khi cần thì phá bom”. Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thế phải phá tới năm quả bom nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách tột độ với thần kinh của Phương Định. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy càng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia cũng đang theo dõi từng động tác cử chỉ của mình để lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: “Tôi đến gần quả bom... đàng hoàng mà bước tới” ở bên quả bom kề sát với cái chết im lim và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Cô có nghĩ đến sự hy sinh nhưng điều đó chỉ thoáng qua .
  Đặc biệt, Phương Định càng khiến người đọc yêu mến, trân trọng hơn bởi tâm hồn trong sáng, tinh tế. Chị rất giàu tình cảm với đồng chí, đồng đội, quê hương và vô cùng lạc quan yêu đời. Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Đặc biệt, cô yêu mến và cảm phục tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của những con đường vào mặt trận. Phương Định đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm chưa về. Chị yêu thương và gắn bó với bạn bè nên có những nhận xét tốt đẹp đầy thiện cảm về Nho, phát hiện ra vẻ đep dễ thương ”nhẹ, mát như một que kem trắng” của bạn. Chị còn hiều và đồng cảm sâu sắc với những sở thích và tâm trạng của chị Thao. Cô chăm sóc tận tình khi đồng đội – nho bị thương và tâm hồn trẻ trung khi chợt có cơn mưa đá xuất hiện ở cuối đoạn trích. Cô nhớ lại một thời hồn nhiên, vô tư bên người mẹ thân thương trong một căn buồng nhỏ nằm trên một đường phố yên tĩnh hồi Hà Nội còn thanh bình trước chiến tranh. Những kỉ niệm ấy luôn sống lại trong cô giữa chiến trường dữ dội. Nó là niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường. Vào chiến trường đã ba năm, làm quen với những thử thách hiểm nguy, giáp mặt hàng ngày với cái chết nhưng ở Phương Định không mất đi sự hồn nhiên trong sáng và cả những mơ ước về tương lai: "Tôi mê hát”, “thích nhiều bài".Phương Định là cô thanh niên xung phong trên tuyến đường huyết mạch Trường Sơn những ngày kháng chiến chống Mĩ. Chị tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng ấy. Họ là những người không tiếc tuổi thanh xuân, hiến dâng trọn vẹn cho Tổ quốc những gì quý giá nhất:
          "Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ
           Mà lòng phơi phới dậy tương lai"
Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của 3 cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.Sử dụng ngôi kể thứ I,lựa chọn người kể chuyện đồng thời là nhân vật trong truyện.Môi trường tâm lí và ngôn ngữ nhân vật sinh động.Truyện đã khắc họa thành công nhân vật phương Định một nữ thanh niên xung phong với nhiều phẩm chất đáng quý. Cô chính là hình ảnh đẹp  tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh .

_________________________

Bài này có thể không hay lắm tại người làm bài này hình như lấy trên gg😮‍💨


Tài Liệu Học Lớp 9Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ