Chuyện người con gái Nam Xương ( Dàn ý )

107 1 0
                                    

DÀN BÀI CẢM NHẬN NHÂN VẬT VŨ NƯƠNG
MB
- Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI người huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
-Tuy học rộng , tài cao nhưng ông  không ham danh lợi, chỉ làm quan một năm rồi  sống ẩn dật ở quê nhà.
- Sáng tác của ông thể hiện cái nhìn tích cực đối với văn học dân gian.
- Truyền kì mạn lục là những ghi chép tản mạn những chuyện kì lạ được lưu truyền 
- Chuyện được viết bằng chữ Hán “Người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của truyền kì mạn lục. Đề tài của Truyền kì mạn lục khá phong phú hầu hết nhân vật là phụ nữ và trí thức Việt Nam.
- Câu chuyện kể về Vũ Nương là người phụ nữ có phẩm hạnh tốt đẹp nhưng chịu nhiều oan khuất.
TB
a.Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương.
- Nàng xinh đẹp dịu dàng tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp nhưng lại lấy một kẻ vô học , lại “quen thói đa nghi ... quá sức”.
- Sự bất công của xã hội với người phụ nữ. Họ phải chịu lễ giáo “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, không có tiếng nói, không có quyền lựa chọn người bạn đời cho mình => Chính vì vậy đã gây nên tất cả nỗi bất hạnh sau này của nàng.
- Vũ Nương là người hết lòng vì chồng con, cũng vì chồng đa nghi mà giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà .
- Sum vầy chưa được bao lâu thì Vũ Nương phải chịu cảnh xa chồng khi “triều đình bắt lính đi đánh giặc Xiêm” .=> Phận nữ nhi phải chịu cảnh chia lìa với nỗi đau xa cách, chưa được hưởng chút hạnh phúc gia đình.
- Trước khi chồng đi: tiễn biệt trong thắm thiết “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu... chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên”.
- Chồng đi lính: Đảm đương tháo vát , chu toàn mọi việc trong gia đình lúc chồng vắng nhà.
  + Nàng là người con hiếu thảo:  An ủi động viên mẹ chồng khi bà nhớ con. Chăm sóc, thuốc than khi bà ốm ; nàng lo ma chay chu toàn khi bà mất.
    → Nàng hết sức chu đáo, hiếu thuận, thủy chung. Mẹ chồng nàng cũng phải công nhận điều đó “Sau này, trời xét ... phụ mẹ”.
  +Nàng còn là người phụ nữ hết mực thương con: Lo sợ con thiếu tình yêu thương của cha, nàng đã dùng bóng của mình trên vách và bảo với con rằng “đó là cha Đản”
=>Vũ Nương là người phụ nữ điển hình của xã hội xưa, hết lòng vì chồng con, thủy chung, hiếu thảo.
b. Bi kịch oan khuất của Vũ Nương
- Chồng trở về, niềm vui sum họp chưa thỏa lòng mong đợi. Bởi nghe lời nói ngô nghê của trẻ thơ mà ghen tuông mù quáng
- Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng , hàng xóm láng giềng bênh vực và can ngăn . Nhưng Trương Sinh cố chấp không nghe lời giải bài của vợ thậm chí còn mắng nhiết và đuổi đánh nàng đi
- Áp lực vô hình đối với người phụ nữ “thất tiết” trong xã hội phong kiến đương thời, thì Vũ Nương không còn cách nào khác hơn là chọn cho mình con đường đi đến cái chết để chứng minh sự trong sạch.
- Với tấm lòng yêu thương con người, Nguyễn Dữ đã để lại cho nhân vật của mình một con đường sống.
- Nàng được các nàng tiên trong cung nước, rẽ một đường nước cứu, và về sống tại thủy cung.
- Sau câu chuyện của Phan Lang, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ.
-  Nàng là một người giàu lòng vị tha: Khi nàng được minh oan trở về, nàng không oán trách chồng mặc dù Trương sinh đã gây ra những oan khuất mà nàng phải chịu. Nàng chỉ đứng ở kiệu hoa giữa dòng nước mà nói vọng vào với Trương Sinh lời  cảm tạ ơn nghĩa “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”.
→ Chi tiết kỳ ảo đã làm nên một kết thúc có hậu đó cũng là tấm lòng nhân đạo của tác giả. Vũ Nương được sống sung sướng dưới thủy cung và nàng đã được minh oan.
=> Vũ Nương là người phụ nữ phải chịu nhiều bất hạnh, oan ức, không được hưởng cuộc sống hạnh phúc như mong muốn. Tố cáo xã hội phong kiến với những lề thói ép buộc người phụ nữ và những cuộc chiến tranh phi nghĩa khiến vợ chồng lìa xa, hạnh phúc gia đình tan vỡ.
KB
-Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự . Tác giả  đã đưa yếu tố kỳ ảo vào câu chuyện, làm cho câu chuyện ly kỳ , hấp dẫn và tạo nên một kết thúc có hậu .
- Truyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.

Tài Liệu Học Lớp 9Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ