Mùa Xuân Nho Nhỏ ( Dàn ý )

492 5 1
                                    

Dàn ý nghị luận bài thơ Mùa Xuân Nho Nhỏ

Mở bài:
- Tác giả: Thanh Hải là nhà thơ thường viết về thiên nhiên và lòng yêu cuộc sống.
- Hoàn cảnh sáng tác: Mùa xuân nho nhỏ được nhà thơ Thanh Hải sáng tác năm 1980 vào những ngày tháng cuối đời của nhà thơ. Bởi vậy, qua bài thơ độc giả không chỉ cảm nhận được bức tranh mùa xuân tươi tắn, sống động mà còn cảm động bởi tình cảm dạt dào, sâu lắng của nhà thơ dành cho thiên nhiên, đất nước
Thân bài:
. Tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước của nhà thơ không chỉ thể hiện qua những cảm nhận tinh tế về sự sống bừng nở của vạn vật khi xuân về mà còn là niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước "Đất nước như vì sao/ Cứ đi lên phía trước" cùng lời nguyện ước chân thành muốn "lặng lẽ dâng cho đời" một mùa xuân nho nhỏ nhưng đầy nhiệt thành, tha thiết.

Khổ 1: Mùa xuân của thiên nhiên đất trời
- Hình ảnh giản dị về mùa xuân:
+ Không gian: cao của bầu trời, dài rộng của dòng sông xanh.
+ Màu sắc: sắc xanh của dòng sông, sắc tím của loài hoa.
+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện,... -
-> Xuân tươi tắn, trong trẻo đặc trưng xứ Huế.
- Từ gọi đáp: "ơi" và câu hỏi "hót chi mà vang trời": bộc lộc cảm xúc dâng trào trước mùa xuân thật đẹp.
"Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.''
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : Tác giả đã đưa tay hứng lấy giọt mưa xuân, giọt sương sớm ban mai.
- Hành động "hứng": thái độ khao khát đón nhận cái đẹp đẽ, tinh túy của mùa xuân
. => Mùa xuân dù được phác hoạ chỉ vài nét đơn sơ nhưng rất đẹp, tràn đầy sức sống, mang nhịp đập của 1 trái tim yêu thiên nhiên, cuộc đời và khát khao cuộc sống mãnh liệt
Khổ 2:Mùa xuân của con người, tổ quốc
"Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ''
- Hai lực lượng nồng cốt của dân tộc: "người cầm súng": tiền tuyến chiến đấu bảo vệ độc lập cho dân tộc . "người ra đồng": hậu phương ra sức hỗ trợ tiền tuyến.
- "lộc": mầm non, chồi non-> vừa là thành quả lao động của hậu phương trên ruộng nương, vừa lá ngụy trang của những người lính, cũng là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt
"Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao''
- Điệp ngữ "Tất cả": tạo nhịp hối hả cho bước đi lên của đất nước.
- Từ láy: "hối hả", "xôn xao": tạo giọng reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của mọi người, mọi nhà.
=> Mùa xuân như tiếp thêm sức sống cho cả dân tộc không ngừng tiến bước.
Khổ 3:Mùa xuân của đất nước
"Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.''
- Gợi nhắc về trang sử bốn nghìn năm chống giặc ngoại xâm.
- Vất vả và gian lao: đất nước đi lên từ những vất vả khó khăn.
- Nhân hoá "đi": niềm tin về sự phát triển của đất nước.
- Hình ảnh so sánh đặc sắc: "Đất nước như vì sao" -> Ví đất nước với những hình ảnh thiêng liêng, soi sáng.
=> Khẳng định sự phát triển, đi lên của đất nước.
Khổ 4,5:Ước nguyện của nhà thơ
"Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến."
. - Điệp từ ''ta'': nhấn mạnh xưng hô, cái tôi của nhà thơ. - Động từ ''làm-nhập'': biểu lộ sự hoá thân đến diệu kỳ- hoá thân để sống đẹp, sống có ích. Mong muốn làm những vật bình thường, giản dị: cành hoa, con chim, nốt trầm
- Liệt kê: chim hót, cành hoa, hoà ca, nốt trầm
-> Tâm nguyện hiến dâng tuổi trẻ của mình cho dân tộc.
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc"
. - Ẩn dụ ''Mùa xuân nho nhỏ'': là những gì tinh tuý, đẹp để của mỗi người, mỗi người hãy là 1 mùa xuân, đem tất cả những gì đẹp nhất của mình để góp vào làm đẹp mùa xuân cuộc đời, mùa xuân đất nước.
- Từ láy ''nho nhỏ'', "lặng lẽ": thể hiện mong ước cống hiến thầm lặng, khiêm nhường.
- Điệp ngữ ''dù là'': tự nhủ mình và khẳng định với đời: Dẫu có ở giai đoạn nào của cuộc đời, tuổi 20 phơi phới sức xuân hay là khi về già sức yếu bệnh tật, mỗi người phải sống đẹp,sống có ích cống hiến cuộc đời nhỏ bé mình làm đẹp cuộc đời chung. Lời ước nguyện,thủy chung sâu sắc.
=> Ðoạn thơ bộc lộ khát khao dâng hiến thiết tha và bỏng cháy những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất của mình cho đất nước.Ước nguyện khiêm nhường mà chân thành, cao đẹp đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ lại càng đáng trân trọng.
Khổ 6:Lời ngợi ca quê hương qua làn điệu Huế
"Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế..."
- "Mùa xuân ta xin hát": mở ra niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc cũng như diễn tả niềm khao khát bồi hồi của nhà thơ trước mùa xuân quê hương.
- Hai điệu ca xứ Huế: Nam ai, Nam bình: vừa dịu dàng trìu mến vừa man mác nỗi buồn.
- Điệp ngữ "nước non ngàn dặm": sự bao la rộng lớn của đất nước, vẻ đẹp nên thơ và đằm thắm của quê hương đất Huế
- Nhịp phác tiền: nhạc cụ
- Khúc dân ca xứ Huế cuối bài tạo sự ngân nga mãi những giai điệu mùa xuân.
-> Tình yêu tha thiết với quê hương đất nước trong niềm tự hào về vẻ đẹp đất Huế tự hào về những giá trị truyền thống bền vững.
Kết bài:
-Với thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm lẫn vào đó là những so sánh, ẩn dụ sáng tạo. Bài thơ đích thực là tiếng lòng yêu mến và gắn bó thiết tha với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn được cống hiến, đóng góp một mùa xuân nho nhỏ vào mùa xuân to lớn của dân tộc

Tài Liệu Học Lớp 9Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ