Câu chuyện 14: Thế hệ thứ hai của triều đại Đông A

29 3 0
                                    

Sau khi đuổi giặc Mông Cổ ra khỏi bờ cõi, đất nước tuy đã thái bình nhưng điều đó vẫn chưa phải là niềm an bình trọn vẹn. Đại Hãn Mông Kha vẫn không từ bỏ ý định xâm lược Đại Việt bởi vì hắn nghĩ rằng thất bại của Ngột Lương Hợp Thai chỉ là một tai nạn hiếm gặp của quân đội Mông Cổ.

Vua Trần Thái Tông sớm đọc vị được điều này, phái Lê Phụ Trần làm Chánh sứ, Chu Bác Lãm làm Phó sứ mang cống vật sang Mông Cổ xin cầu hòa. Đến nơi, Mông Kha bắt tội vua Trần Thái Tông đủ điều, y đổ thừa sở dĩ chiến tranh giữa Mông Cổ và Đại Việt nổ ra là do vua Trần đã không cho y mượn đường đánh Nam Tống và nhiều lần bắt giam sứ giả do Ngột Lương Hợp Thai phái đến Thăng Long. Mông Kha vịn vào cớ này hạch sách Đại Việt phải tiến cống hàng năm cho hắn, may nhờ có tài ngoại giao của Lê Phụ Trần, cả hai bên định lệ cứ ba năm thì Đại Việt tiến cống phẩm một lần. Lúc này Mông Kha đang tập trung binh lực tiêu diệt Nam Tống (Trung Quốc) nên y không mặn mà về ý định tiếp tục đem quân xâm lược Đại Việt. Nhờ lẽ đó biên giới phía bắc của Đại Việt tạm thời được yên ổn.

Việc vua Trần Thái Tông có những chính sách ngoại giao mềm dẻo với Mông Cổ đã giúp cho Đại Việt có thêm thời gian để xây dựng đất nước và tăng cường sức mạnh quân đội. Trong khoảng thời gian sau này, triều đình Đại Việt có nhiều thay đổi lớn.

Ngày 24 tháng 2 (âm lịch) năm 1258, vua Trần Thái Tông nhường ngôi vua cho Thái tử Trần Hoảng và lên làm Thái thượng hoàng. Việc truyền ngôi sớm như thế là để phòng tránh việc tranh giành ngôi báu giữa các hoàng tử, đồng thời giúp cho nhà vua trẻ tập tành việc cai trị đất nước dưới sự chỉ bảo, giúp đỡ của Thái thượng hoàng. Kể từ đây, vua cha truyền ngôi cho thái tử để làm thái thượng hoàng trở thành tục lệ của nhà Trần. Thượng hoàng Trần Thái Tông lui về làng Tức Mặc (quê hương của họ Trần), cho đổi tên nơi này thành phủ Thiên Trường, xây dựng cung Trùng Quang để ngự ở đây giúp vua trẻ lo việc nước. Các thái thượng hoàng đời sau cũng như thế.

Thái tử Hoảng lên ngôi vua năm 18 tuổi, lấy hiệu là Trần Thánh Tông. Nhà vua tuy trẻ tuổi nhưng là bậc minh quân hiếm có, biết lấy nhân nghĩa trị nước, tôn trọng hiền sĩ, vua có khả năng văn võ song toàn. Dù là đấng thiên tử nhưng Trần Thánh Tông sống rất giản dị, luôn gần gũi với anh em, bà con, thậm chí những người này còn có thể tự do ra vào hoàng cung chơi đùa, thơ từ xướng họa, sinh hoạt, ăn ngủ cùng với vua như anh em trong nhà, không có khoảng cách vua - tôi theo lẽ thường. Chỉ khi cần giải quyết việc nước thì khi ấy mới phân ra rõ ràng vua - tôi. Nhà vua không chỉ thành tâm thực hiện nguyên tắc này mà còn nghiêm dạy cho con cháu đời sau noi theo, nhờ vậy hoàng tộc nhà Trần rất gắn bó, thân tình.

Dưới thời vua Trần Thánh Tông trị vì đất nước, bá tánh no ấm, đủ ăn đủ mặc, trong nước thái bình, thịnh trị. Chỉ lo ngại Mông Cổ thường xuyên có những hành động gây hấn với Đại Việt, chúng ép vua Trần Thánh Tông phải sang Mông Cổ chầu, thậm chí ép nhà vua lạy chiếu chỉ của hoàng đế Mông Cổ, ép Đại Việt phải cống nạp vàng bạc, ngọc quý, voi, ngà voi, sừng tê, trầm hương, đồi mồi, chén sứ, vải trắng,... hơn thế Mông Cổ còn muốn Đại Việt cống nạp người cho chúng, gồm nho sĩ, thầy thuốc có tài, người giỏi âm dương bói toán, các thợ lành nghề,... mỗi thứ ba người.

HÀO KHÍ ĐÔNG AWhere stories live. Discover now