Câu chuyện 11: Quân Mông Cổ chiếm Thăng Long

23 2 0
                                    

Ở chiến trường Bình Lệ Nguyên quân Đại Việt dần thất thế, nhà vua nghe theo lời khuyên của Lê Tần cho rút quân về Thăng Long để bảo toàn quân số. Tiết chế Trần Quốc Tuấn nhận định thời điểm bây giờ chưa phải là lúc thích hợp để quyết chiến với quân Mông Cổ vì chúng đang rất mạnh. Nhưng nếu không chiến đấu thì làm sao bảo vệ được Thăng Long? Tình thế cam go nan giải, bá quan vò đầu bứt tai nghĩ kế sách chống giặc nhưng vẫn mãi bế tắc.

Lê Tần bèn tâu với Thái Tông:

- Bẩm bệ hạ, mạt tướng mượn lại câu nói năm xưa của thái sư, vua ở đâu triều đình ở đó.

Thái Tông hỏi:

- Ý khanh là sao?

Lê Tần:

- Bẩm, thành trì cũng giống như chiếc áo vậy, ta có thể bỏ nó để đi đến nơi khác. Quan trọng là bệ hạ được an toàn, vì bệ hạ an toàn thì sau này ta mới có cơ hội thắng. Sở dĩ người Tống liên tục bại trận trước Mông Cổ là do họ chỉ khư khư giữ thành, Đại Lý cũng vậy. Thay vì cầm cự từng tấc đất, từng thành trì chi bằng ta tạm lánh đi, đợi khi quân giặc suy yếu rồi mới phản công và giành thắng lợi.

Vua Trần Thái Tông nghe theo kế ấy, tạm thời bỏ thành Thăng Long rút về bến Đông Bộ Đầu, sau đó lui về lập đại bản doanh ở sông Thiên Mạc (Hưng Yên ngày nay) để tạm tránh quân địch, bảo toàn lực lượng. Dân chúng cũng được huy động rút khỏi Thăng Long, tất cả những thứ dùng được phải được mang theo, không được để lại cho giặc bất cứ thứ gì. Giữa tình hình khẩn cấp, vợ của Thái sư Trần Thủ Độ là bà Linh Từ đã đứng ra quán xuyến mọi việc, hỗ trợ hoàng gia và vợ con của các tướng rút lui an toàn. Những thứ cần thiết cho kháng chiến lâu dài như gạo, muối, chăn mền, vũ khí đều được đem theo hết sức chu toàn. Cả kinh thành Thăng Long gấp rút di tản.

Các thuộc tướng của Trần Quốc Tuấn là Trần Tử Đức, Bùi Thiệu Hoa và Trần Ý Ninh dẫn theo quân đội Ngũ Yên xung phong chặn giặc tại Phù Lỗ để triều đình và dân chúng trong thành Thăng Long có thời gian di tản đến nơi an toàn. Quân Ngũ Yên phá cầu Phù Lỗ và lập phòng tuyến ở bờ nam để chặn giặc, mọi chuyện vừa xong thì đại quân của Ngột Lương Hợp Thai ập đến. Cầu đã bị phá, quân giặc cũng không có thuyền bè vượt sông, nhưng Ngột Lương Hợp Thai là một viên tướng xuất sắc, thiện chiến và giàu kinh nghiệm, hắn vẫn tìm được cách giúp quân Mông Cổ qua sông thành công.

Ngột Lương Hợp Thai cho một nhóm quân đi ven bờ sông dò đường, nhóm quân này dùng cung tên bắn xuống nước, nếu chỗ nào nước sông cạn thì mũi tên sẽ không nổi lên mà bị cắm xuống đất, bọn chúng cưỡi ngựa đi theo những vị trí không có mũi tên nổi lên mà từ từ vượt sông. Quân Mông Cổ vượt sông thành công thì chạm trán với Quân Ngũ Yên đang chờ sẵn trên bờ.

Trận ác chiến kéo dài đến mấy ngày. Sốt ruột vì lo vua Trần chạy thoát, Ngột Lương Hợp Thai dốc toàn quân tấn công vào phòng tuyến sông Phù Lỗ nhưng đội quân Ngũ Yên vẫn vững vàng đẩy lui từng đợt tấn công của quân Mông Cổ. Đội quân viễn chinh đầy tự hào của đế quốc Mông Cổ tung hoành ngang dọc, gieo rắc nỗi kinh hoàng khắp nơi từ Á sang Âu nhưng bỗng nhiên lại bất lực hoàn toàn trước quân Ngũ Yên của Trần Tử Đức, bọn chúng không làm sao có thể phá được phòng tuyến Phù Lỗ để đuổi theo vua Trần Thái Tông. Sau vài ngày cầm cự với giặc, quân Ngũ Yên trở nên đuối sức nên dần thất thủ. Nhận thấy quân Mông Cổ đã tràn ngập khắp cả chiến lũy, tình thế vô cùng hiểm nghèo, Trần Tử Đức cho quân sĩ rút lui còn bản thân ở lại chặn hậu. Ông anh dũng hy sinh thân mình, một mình ở lại chặn giặc để bảo vệ cho cấp dưới rút lui an toàn. Phu nhân Bùi Thiệu Hoa rút lui hay tin chồng tử trận thì làm lễ tế chồng rồi tự vẫn chết theo phu quân.

HÀO KHÍ ĐÔNG Aजहाँ कहानियाँ रहती हैं। अभी खोजें