Câu chuyện 5: Nguyễn Hiền

22 0 0
                                    

Nhiều năm sau vụ việc ở hậu cung, vua Trần Thái Tông nay đã trưởng thành, nhà vua lúc này tự mình điều hành đất nước, Trần thái sư bây giờ không còn phải nhiếp chính như trước kia. Nhà vua tỏ ra là một vị minh quân, quyết định mọi việc trong nước vô cùng sáng suốt, trong đó đặc biệt rất chú trọng đến giáo dục thi cử. Khoa thi vào năm 1246 là khoa thi Thái học sinh đầu tiên do chính vua Trần Thái Tông cho mở, trong kì thi này sĩ tử ở mọi nơi nô nức kéo về Thăng Long dự thi, nếu thi đỗ Thái học sinh ngay lập tức sẽ được bổ nhiệm làm quan. Nổi bật nhất trong kì thi này có Trần Quan Quang là người đạt điểm thi cao nhất trong số 44 người đỗ Thái học sinh.

Các sĩ tử thi đỗ sẽ được triều đình phong quan tiến chức, điều này khiến cho lòng dân háo hức. Nhà vua định lệ cứ bảy năm khoa thi được mở một lần, kì thi tiếp theo sẽ được mở ngay vào năm sau (năm 1247). Vì những kì thi trước đó các thí sinh thi đỗ chỉ được gọi chung là Thái học sinh chứ không được phân chia thứ bậc rõ ràng nên lần này vua Trần Thái Tông đã lập ra Tam khôi (gồm có Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) nhằm để vinh danh ba người có kết quả cao nhất khoa thi và ban thưởng xứng đáng cho họ. Kết quả khoa thi rất thành công, triều đình lấy được 48 người đỗ Thái học sinh, trong đó có ba người đỗ cao nhất là Trạng nguyên Nguyễn Hiền, Bảng nhãn Lê Văn Hưu và Thám hoa Đặng Ma La.

Nguyễn Hiền chỉ mới 13 tuổi đã đỗ Trạng nguyên, trở thành Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử thi cử Việt Nam, vì là Trạng nguyên đầu tiên của nhà Trần nên được gọi là Khai quốc Trạng nguyên. Vua Trần Thái Tông nghe bảo Nguyễn Hiền chỉ mới 13 tuổi đã đỗ Trạng nguyên nên rất ngưỡng mộ tài năng của Nguyễn Hiền, nhà vua cho triệu Trạng vào hỏi:

- Nghe nói Trạng nguyên học hành chăm chỉ, lúc 11 tuổi đã nổi tiếng làu thông kinh sử và được mệnh danh là thần đồng, vậy Trạng nguyên học với ai?

Nguyễn Hiền đáp:

- Tâu bệ hạ, thần không phải là người sinh ra đã biết hết nhưng tự học là chính. Gia đình cho thần theo học với một nhà sư, khi nào có chữ không biết thì thần mới hỏi thầy chùa.

Vua Trần Thái Tông cho rằng Nguyễn Hiền tuổi trẻ tài cao nên đã có thái độ ngông nghênh tự mãn, nhà vua không bằng lòng:

- Trạng nguyên đúng là nhân tài hiếm gặp, nhưng hiện tại tuổi của Trạng nguyên chưa thể làm quan được, vậy nên khanh hãy về quê nhà để học thêm lễ nghĩa, sau này hãy quay lại kinh thành, trẫm sẽ phong quan tiến chức.

Biết nhà vua không thích mình, Nguyễn Hiền đành chấp nhận theo thánh chỉ của vua mà về lại quê nhà ở xã Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường (Nam Định ngày nay). Khi Nguyễn Hiền trở về quê, tuy đỗ Trạng nguyên nhưng chưa được phong quan hay mũ áo gì, Trạng về quê phụng dưỡng mẹ, tiếp tục tự học và vẫn đi chân đất ra đồng chơi đùa như bao đứa trẻ khác.

Theo ý của vua Trần Thái Tông cho rằng Nguyễn Hiền tuổi trẻ tài cao nên sinh ra tự cao tự đại, thái độ ngông nghênh, nhưng chính xác mà nói lúc Nguyễn Hiền trả lời với nhà vua như vậy đã là "khiêm tốn" lắm rồi.

Nguyễn Hiền có cha tên là Nguyễn Bá Luân đã mất sớm, mẹ tên là Nguyễn Nhụ Nhân. Nhà Nguyễn Hiền rất nghèo nên cậu không có tiền đi học, kinh tế gia đình càng khó khăn hơn khi cha cậu mất sớm. Nguyễn Hiền phải phụng dưỡng mẹ và đi cày ruộng, chăn trâu để có tiền trang trải cuộc sống. Thực chất là Nguyễn Hiền không theo học thầy nào cả. Nhà của Nguyễn Hiền gần chùa Cảnh Tiên nên Trạng thi thoảng ra chùa chơi, gặp sư thầy mở lớp dạy học cho con nhà quyền quý trong vùng nên thừa dịp học lỏm. Không có tiền mua giấy nên Trạng phải viết chữ ra lá chuối để học, ngày ngày Nguyễn Hiền kiên trì chăm chỉ, tự học mà thành tài.

HÀO KHÍ ĐÔNG AWhere stories live. Discover now